Rà soát điện tổng thể – cân nhắc cơ chế điện mới?

(Nguồn: baochinhphu.vn)

Tổng sản lượng điện phát từ các nguồn điện năng lượng tái tạo năm 2021 dự kiến đạt 23,4 tỷ kWh, chiếm tỉ trọng 8,9% tổng sản lượng điện phát và nhập khẩu của toàn hệ thống.

Nếu đem so sánh với số liệu của năm 2020 có thể nhận thấy cơ cấu tỉ lệ nguồn phát trong năm 2021 đã có sự thay đổi rất nhiều.

Cụ thể, toàn bộ sản lượng điện phát từ điện mặt trời trên toàn quốc trong cả năm qua là 10,6 tỷ kWh, chiếm khoảng 4,3% tổng sản lượng huy động nguồn toàn hệ thống điện quốc gia. Nghĩa là, năm 2021, lượng điện phát của năng lượng tái tạo cũng như tỉ trọng trong cơ cấu nguồn sẽ tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2020.

Đáng chú ý, trong bối cảnh chịu sự ảnh hưởng rất lớn của đại dịch COVID-19, việc tăng trưởng phụ tải điện chậm lại, trong khi điện mặt trời bùng nổ, sẽ dẫn đến tình trạng cắt giảm một số nguồn phát hoặc đưa nhiều tổ máy vốn hoạt động với hiệu suất cao về chờ ở dạng dự phòng.

Việc phát triển nguồn năng lượng tái tạo nói chung và điện mặt trời nói riêng đã góp phần trong việc bảo đảm cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và đời sống sản xuất và sinh hoạt của người dân nhưng với tính không ổn định thì việc phát triển quá nhanh nguồn năng lượng tái tạo, trong đó có điện mặt trời cũng đang đặt ra bài toán hết sức cấp bách trong công tác bảo đảm vận hành an toàn, ổn định hệ thống điện quốc gia.

Việc phát triển ồ ạt các dự án điện mặt trời trong thời gian qua gây áp lực không nhỏ trong việc vận hành an toàn, ổn định hệ thống điện. Ảnh: VGP

Tại báo cáo kết quả phiên giải trình “thực trạng, giải pháp phát triển điện lực đến năm 2030 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội” mới đây, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã nhận xét: Trong hệ thống điện, có tích hợp số lượng lớn các nguồn điện không ổn định như điện gió và điện năng lượng mặt trời, cần phải xây dựng nguồn điện dự phòng lớn làm tăng chi phí đầu tư cho hệ thống.

Những ngày giáp Tết Nguyên đán Tân Sửu vừa qua, Bộ Công Thương đã phát đi văn bản hoả tốc gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về “một số vấn đề cấp bách trong vận hành và bảo đảm an toàn hệ thống điện”.

Trong đó, Bộ Công Thương yêu cầu Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) dự báo và tính toán đảm bảo cân bằng giữa công suất phát và phụ tải tiêu thụ.

Đồng thời, thực hiện khẩn trương việc điều tiết giảm công suất phát các nguồn điện đang phát điện lên lưới theo quy định hiện hành trong trường hợp có nguy cơ công suất phát điện lên hệ thống vượt quá công suất phụ tải, đảm bảo vận hành an toàn, không xảy ra sự cố.

Văn bản này được phát đi trong bối cảnh hệ thống điện đứng trước tình huống dư thừa công suất phát lên hệ thống so với phụ tải tiêu thụ. Đây được đánh giá là tình huống nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn, an ninh của hệ thống điện vì có thể khiến tần số hệ thống điện tăng cao, thậm chí gây sự cố lan tràn trên toàn hệ thống điện quốc gia.

Theo số liệu mới nhất, tính đến hết ngày 31/12/2020, tổng công suất lắp đặt về điện mặt trời trên cả nước đã đạt khoảng 16.500 MW, chiếm khoảng 25% tổng công suất lắp đặt nguồn điện của hệ thống điện quốc gia. Trong đó, có khoảng 8.000 MW là điện mặt trời mái nhà và hơn 8.400 MW điện mặt trời trang trại lớn.

Trong khi đó, trên thực tế, tổng công suất phụ tải tiêu thụ điện toàn quốc vào giờ thấp điểm trưa các ngày trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu tiếp tục xuống rất thấp. Số liệu của Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) cho biết chỉ còn ở mức khoảng 12.500-13.500 MW.

Theo phân tích của một số chuyên gia trên lĩnh vực năng lượng, với số liệu này, xét về mặt lý thuyết, nếu thời tiết thuận lợi, chỉ tính riêng các dự án điện mặt trời khi đạt hiệu suất cao thì có thể đủ đáp ứng cho cả hệ thống.

Tuy nhiên, đó chỉ là lý thuyết. Bởi hệ thống điện không cho phép huy động một tỉ lệ quá cao điện mặt trời vốn mang nhiều yếu tố không ổn định vì chỉ cần xuất hiện một cơn mưa hoặc một đám mây, công suất nguồn phát sẽ bị sụt giảm mạnh, tiềm ẩn nhiều nguy cơ vận hành an toàn, ổn định của hệ thống.

Mới đây, để đảm bảo việc phát triển điện mặt trời theo đúng quy định và phát huy hiệu quả chung tốt nhất, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, EVN và các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện rà soát tổng thể việc triển khai các dự án điện mặt trời mặt đất và điện mặt trời mái nhà hiện nay; hướng dẫn thực hiện theo đúng cơ chế, quy định đã được ban hành, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 414/TTg-CN ngày 8 tháng 4 năm 2020 và các văn bản có liên quan; nghiên cứu, xử lý ngay các vấn đề phát sinh chưa lường hết trong phát triển điện mặt trời, nhất là điện mặt trời mái nhà thời gian qua, không để xảy ra hậu quả xấu.

Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra về phát triển điện mặt trời mái nhà tại các địa phương, các công ty điện lực thời gian vừa qua, bảo đảm theo đúng quy định; kịp thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm sai phạm nếu có, nhất là các hành vi trục lợi chính sách trong triển khai điện mặt trời áp mái thời gian qua.

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm theo đúng quy định pháp luật được cấp có thẩm quyền ban hành và các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Công Thương về phát triển điện mặt trời mặt đất và mái nhà; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng phát triển ồ ạt điện mặt trời trên địa bàn theo phong trào, thiếu sự kiểm soát, gây quá tải lưới điện khu vực và hậu quả xấu sau này.

 

Read more...

[BẢNG GIÁ] Giá mua điện mặt trời mái nhà, giá cập nhật 2021

(Nguồn: Solarvietnams)

BẠN MUỐN ĐẦU TƯ SINH LỜI TỪ NGUỒN ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI?

NHƯNG BẠN KHÔNG BIẾT GIÁ ĐIỆN ĐƯỢC THU MUA VÀ GIÁ LẮP ĐẶT LÀ BAO NHIÊU?

CÙNG VỚI ĐÓ LÀ HÀNG NGÀN CÂU HỎI KHÁC?

Đừng lo lắng, bài viết này của sẽ cố gắng giúp bạn cập nhật nhưng thông tin đầy đủ và chính xác nhất.

1. Giá mua điện mặt trời mái nhà năm 2021 cao nhất là 2.162 đồng/kWh?

Đến hết ngày 31/12/2020 đã có 101.029 công trình điện mặt trời mái nhà đã được đấu nối vào hệ thống điện với tổng công suất lắp đặt lên tới gần 9.296MWp.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa ban hành thông báo về giá mua điện mặt trời trên mái nhà năm 2021, báo Bà Rịa – Vũng Tàu đưa tin.
Theo đó:
  • Đối với hệ thống điện mặt trời mái nhà có ngày vận hành thương mại từ 1/6/2017 đến 30/6/2019, giá mua điện mặt trời trong năm 2021 là 2.162 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng).
  • Đối với hệ thống điện mặt trời mái nhà có ngày vận hành thương mại từ 1/7/2019 đến 31/12/2020, giá mua điện mặt trời trong năm 2021 là 1.938 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng)

Tổng sản lượng phát điện lên lưới từ điện mặt trời mái nhà lũy kế đến nay đã đạt hơn 1,15 tỷ kWh, góp phần đảm bảo cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia.

Trong những năm gần đây, cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam (các Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017 và Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 6/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ) đã mang lại sự phát triển bùng nổ đối với năng lượng tái tạo nói chung và điện mặt trời nói riêng ở Việt Nam.

Đến thời điểm hiện tại, tổng công suất lắp đặt về điện mặt trời trên cả nước đã đạt tới khoảng 19.400 MWp, trong đó có gần 9.300 MWp là điện mặt trời mái nhà, tương ứng khoảng 16.500 MW – chiếm khoảng 25% tổng công suất lắp đặt nguồn điện của hệ thống điện Quốc gia.

Theo số liệu thống kê, toàn bộ sản lượng điện phát từ điện mặt trời trên toàn quốc trong cả năm 2020 là 10,6 tỷ kWh, trong đó riêng điện mặt trời mái nhà là 1,15 tỷ kWh, chiếm khoảng 4,3% tổng sản lượng huy động nguồn toàn hệ thống điện quốc gia.

(Nguồn: Vietnambiz.vn)

2. Dự toán chi phí lắp đặt điện mặt trời 

Có 2 trường hợp có thể xảy ra khi bạn dự toán chi phí lắp một hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái cho gia đình mình.

Trước tiên là kiểm tra lại sơ bộ số tiền điện trung bình mỗi tháng mà gia đình bạn phải trả.

  • Trường hợp 1: Số tiền điện trung bình mỗi tháng < 1 triệu đồng.

Nếu bạn ở trường hợp này thì thật tiếc phải chia sẻ là lợi ích kinh tế khi bạn lắp điện mặt trời là rất thấp. Thời gian thu hồi vốn khá lâu, vì thế bạn phải cân nhắc lại việc có nên lắp đặt hay không. Nếu bạn vẫn muốn lắp đặt để sử dụng năng lượng sạch thì có thể cân nhắc hệ thống công suất 3kWp.

  • Trường hợp 2: Số tiền điện trung bình mỗi tháng > 1 triệu đồng.

Có thể cân nhắc lắp đặt hệ thống từ 3~10 kWp.

Với mức đầu tư cho hệ thống này khoảng 16 – 18 triệu VNĐ/1kWp (tùy theo vị trí lắp đặt, kết cấu mái và loại sản phẩm), ta cứ lấy số công suất nhân cho xuất đầu tư. Ví dụ: hệ thống 3 kWp sẽ có chi phí từ 48 triệu – 58 triệu (3×16 triệu và 3×18 triệu).

Thời gian hoàn vốn chỉ mất khoảng 4 – 5 năm. Đầu tư hệ thống càng lớn, mức đầu tư cho 1kWp càng nhỏ, thời gian hoàn vốn càng rút ngắn.

2.1. Bảng giá điện mặt trời tham khảo cho gia đình

Công suất  Số tấm pin  Điện tạo ra  Mức giá tham khảo   
3 kWp 7 360 kWh 48~58 triệu đồng
5 kWp 12 600 kWh 80 ~ 90 triệu đồng
10 kWp 23 1200 kWh 155 ~ 190 triệu đồng

2.2. Bảng giá điện mặt trời tham khảo cho doanh nghiệp

Công suất  Mức giá tham khảo   
Với công suất > 10 kWp  Khoảng 16 – 17 triệu VNĐ/1kWp
Với công suất > 100 kWp  Khoảng 15,5 – 16 triệu VNĐ/1kWp
Với công suất > 300 kWp  Khoảng 14 – 15,5 triệu VNĐ/1kWp
Với công suất > 1MWp  Khoảng 11 – 12 triệu VNĐ/1kWp

3. Một số câu hỏi thường gặp của khách hàng

Câu 1:  Năm 2021 có thể bán điện mặt trời cho EVN không?

Trong năm 2020, đối với dự án điện mặt trời mái nhà hòa lưới có ngày vận hành thương mại trước 31/12/2020 thì EVN áp dụng hợp đồng mua bán điện trong 20 năm. Khi khách hàng lắp đặt hệ thống điện mặt trời, EVN sẽ mua lại công suất phát lên lưới với giá 1.940đ/kWp (hệ thống áp mái).

Hiện nay, kể từ ngày 01/01/2021 trở đi, EVN tạm dừng mua điện mặt trời lắp mới. Lý do bởi vì loại hình và giá mua bán điện đối với điện mặt trời mái nhà chưa được xác định. Trong thời gian tới, cần phải chờ Quyết định hoặc chính sách mới của Chính phủ và các Ban ngành liên quan.

Câu 2: Làm thế nào để đầu tư hiệu quả?

>> Link tham khảo: Tại đây

Câu 3: Hệ thống hòa lưới vận hành ra sao?

Các tấm pin NLMT được gắn trên phần mái sẽ chuyển hóa quang năng thành dòng điện một chiều DC. Dòng điện này đi đến Bộ Hòa Lưới và được chỉnh lưu, biến đổi áp, dòng để trở thành điện xoay chiều AC. Điện đầu ra từ hệ thống năng lượng mặt trời sẽ được kết nối trực tiếp vào điểm hòa lưới (tại tủ điện tổng) và hoạt động đồng bộ với điện lưới để cung cấp toàn tải.

Câu 4: Khi mất điện hệ thống có hoạt động được không?

Về mặt kỹ thuật, khi lưới điện cúp, hệ thống sẽ không thể đo các thông số từ điện lưới nên từ đó cũng tự động dừng hoạt động (ngay cả khi đang có nắng). Với cơ sở hạ tầng điện hiện nay, việc điện lưới cúp ở các thành phố là rất hạn chế nên không ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả đầu tư của hệ thống.

Câu 5: Trong những ngày mưa liệu có đủ điện để sinh hoạt hay không?

Trong những ngày mây mưa, hệ thống vẫn hoạt động liên tục nhưng lượng điện năng phát sẽ giảm theo cường độ ánh sáng. Lúc này điện lưới sẽ tự động hòa vào để bổ sung lượng điện còn thiếu, đảm bảo cung cấp tải ổn định và liên tục, việc sinh hoạt, sản xuất hoàn toàn không bị ảnh hưởng, gián đoạn trong mọi điều kiện thời tiết.

Câu 6: Hệ thống có cần trữ ác quy không? Có thể sử dụng vào buổi tối không?

Hệ thống không cần lưu trữ ắc quy, toàn bộ sản lượng điện sinh ra từ hệ thống sẽ được tiêu thụ tức thời. Trong trường hợp tải tiêu thụ không hết, lượng điện dư sẽ trả ngược lên lưới điện và truyền tài đến nơi khác. Do đó, việc sinh hoạt (hoặc sản xuất, kinh doanh) sẽ được sử dụng điện từ nguồn năng lượng mặt trời miễn phí vào bàn ngày và sử dụng điện từ lưới vào ban đêm.

Câu 7: Có sự khác nhau giữa các nhà cung cấp điện mặt trời hay không?

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp điện mặt trời khác nhau, dẫn đến việc cạnh tranh về giá để thu hút khách hàng. Tuy nhiên, với thời gian sử dụng hệ thống điện mặt trời lên tới 30 năm thì không đảm bảo rằng các nhà cung cấp nhỏ lẻ có thể đồng hành cùng bạn trọn vòng đời dự án và đủ năng lực để bảo hành, bảo trì khi không may hệ thống gặp sự cố.

Đáng chú ý, hầu như không có thiết kế nào phù hợp với tất cả hệ thống điện mặt trời. Chỉ cần tấm pin nghiêng khác đi 1 độ là đã tạo ra sản lượng điện hoàn toàn khác. Như vậy, một giải pháp chuyên biệt cho dự án là vô cùng cần thiết. Điều này chỉ có nhà cung cấp nhiều năm kinh nghiệm hoặc các đối tác, nhà phân phối của họ mới làm được.

Nếu bạn đang băn khoăn muốn tìm cho mình một nhà cung cấp phụ kiện điện năng lượng mặt trời uy tín và giá cả hợp lý có thể tham khảo tại link sau: Top 5 công ty cung cấp phụ kiện điện năng lượng mặt trời uy tín.

4. Lời Kết

Trên đây là một số những nội dung mà solarvietnams nghĩ bạn có thể đang tìm kiếm về điện mặt trời.

Hy vọng là bài viết đã có đủ thông tin và giúp bạn có một cái nhìn rõ hơn trước khi lựa chọn lắp đặt điện năng lượng mặt trời. 

Và cuối cùng đừng quên chia sẻ bài viết này nếu bạn thích nó.

Logo Atech

——

Công ty TNHH Thiết Bị và Xây Lắp ATECH

Website: https://thietbiatech.com/

Hotline: 0946 821 286 – 0946 586 000

Email: atech.salespart@gmail.com

Địa chỉ: Số 8, Liền kề 23, Khu Đô Thị Văn Khê, La Khê, Hà Đông, Hà Nội

> Có thể bạn muốn biết?

Read more...

2021- “Cơn sốt” điện mặt trời chưa có dấu hiệu chấm dứt, Atech sẵn sàng đón đầu xu hướng mới

(Nguồn: Solarvietnams)

Điện mặt trời áp mái đón thời cơ phát triển tại Việt Nam

1.Điện mặt trời sở hữu tiềm năng lớn

Theo các chuyên gia, điện mặt trời đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển bền vững của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Trên thế giới, nhiều quốc gia đã xác định mục tiêu trung hòa khí carbon thông qua các giải pháp năng lượng tái tạo, bao gồm điện mặt trời. Cụ thể ông Vũ Thắng – Trưởng đại diện Sungrow Việt Nam cho biết, châu Âu đặt mục tiêu đến 2030 đạt trung hòa khí carbon, Mỹ xác định mục tiêu này vào năm 2050 và Trung Quốc kỳ vọng trở thành một nền kinh tế không khí thải vào năm 2060.

Tại Việt Nam, điện mặt trời cũng ngày càng được quan tâm đúng mức với những chính sách thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo. Theo ông Bùi Trung Kiên, đại diện EVN TP HCM, điện mặt trời đóng vai trò, tỷ trọng lớn trong quy hoạch năng lượng quốc gia, giúp giảm sử dụng nguyên liệu hóa thạch như than, dầu mỏ, từ đó giảm ô nhiễm môi trường, giúp các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường hội nhập quốc tế.

“Việc phát triển năng lượng sạch là chủ trương của Chính phủ. Trong năm qua, cả nước đã phát triển mạnh mẽ hệ thống điện mặt trời từ các cánh đồng năng lượng mặt trời quy mô lớn đến các giải pháp điện mặt trời áp mái”, ông Kiên cho biết.

Mức độ quan tâm của các doanh nghiệp, hộ gia đình cũng gia tăng. Đơn cử tại các khu công nghiệp, khu chế xuất tại TP HCM, theo ông Phạm Trọng Quý Châu đại diện HBA, đã có nhiều doanh nghiệp tận dụng hệ mái nhà sẵn có để phát triển điện mặt trời, phục vụ sản xuất và hội nhập kinh tế.

Theo đó, ông Châu cho rằng, giá trị của điện mặt trời không chỉ nằm ở việc tạo tạo ra nguồn điện phụ trợ mà còn hướng đến sự phát triển bền vững. Trong bối cảnh thế giới đặt ra những tiêu chuẩn ngày càng cao về phát thải nhà kính, những doanh nghiệp tại Việt Nam cũng đang nhận được những yêu cầu khắt khe về phát thải. Việc các doanh nghiệp đưa vào sử dụng điện mặt trời là một phương cách hiệu quả giúp tăng hình ảnh doanh nghiệp, tăng uy tín kinh doanh, giúp doanh nghiệp có nhiều cơ hội tham gia hội nhập sâu rộng vào môi trường kinh tế toàn cầu.

“Việc quan tâm ứng dụng năng lượng tái tạo còn là trách nhiệm của doanh nghiệp với môi trường, xã hội và an ninh năng lượng quốc gia”, ông Châu khẳng định.

Mặt khác, theo ông Vũ Thắng, đại diện Sungrow, Việt Nam sở hữu tiềm năng rất lớn trong việc phát triển năng lượng mặt trời. Vị trí Việt Nam nằm gần vùng xích đạo, số giờ nắng trong năm rất lớn, hệ mái nhà sẵn có tại các khu công nghiệp hoặc mái nhà của các hộ gia đình cũng rất phù hợp để ứng dụng điện mặt trời áp mái.

“Để giúp các doanh nghiệp, hộ gia đình tận dụng tiềm năng này, thời gian qua chúng tôi đã phát triển những thiết bị hiện đại, tối ưu cho những dự án năng lượng mặt trời tại Việt Nam, qua đó cung cấp nguồn năng lượng sạch, với giá thành tốt hơn, mang lại lợi ích “xanh” hơn cho nền kinh tế”, ông Thắng chia sẻ.

Từ trái sang, ông Vũ Thắng - Trưởng đại diện Sungrow Việt Nam, ông Bùi Trung Kiên - Phó tổng giám đốc EVN TP HCM và ông Phạm Trọng Quý Châu - Phó chủ nhiệm Thường trực Ban năng lượng tái tạo, Hiệp hội các Doanh nghiệp Khu công nghiệp TP HCM (HBA).

Từ trái sang, ông Vũ Thắng – Trưởng đại diện Sungrow Việt Nam, ông Bùi Trung Kiên – Phó tổng giám đốc EVN TP HCM và ông Phạm Trọng Quý Châu – Phó chủ nhiệm Thường trực Ban năng lượng tái tạo, Hiệp hội các Doanh nghiệp Khu công nghiệp TP HCM (HBA). Ảnh: Hà Mai. (Nguồn: VnExpress)

2.Cơ hội ứng dụng điện mặt trời

Theo ông Bùi Trung Kiên – đại diện EVN TP HCM, bên cạnh những lợi thế sẵn có về thiên nhiên, ngành năng lượng mặt trời tại Việt Nam còn đón nhận điều kiện thuận lợi về mặt chính sách cũng như hỗ trợ từ Chính phủ, Bộ Công Thương và ngành điện lực với hàng loạt nghị quyết đã ra đời.

Riêng tại TP HCM, thành phố đặt mục tiêu đến năm 2025, điện mặt trời chiếm tỷ trọng 15% trong cơ cấu nguồn điện tại thành phố, năm 2030 tỷ trọng này sẽ lên đến 30%. Ngoài ra EVN TP HCM cũng tạo điều kiện thuận lợi về mặt thủ tục triển khai nhằm hỗ trợ các nhà đầu tư năng lượng mặt trời. Đơn vị ký kết hợp tác với những nhà thầu cung cấp giải pháp điện mặt trời uy tín và tiềm lực mạnh như Sungrow, các hiệp hội, khu công nghiệp, khu công nghệ cao… nhằm khuyến khích doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia lĩnh vực này.

Mới đây, EVN còn ra mắt nền tảng EVN Solar cung cấp thông tin và tạo sự kết nối giữa doanh nghiệp, đơn vị có nhu cầu với các tổ chức cung cấp giải pháp năng lượng mặt trời, giúp hoạt động đầu tư điện mặt trời mà cụ thể là điện mặt trời áp mái có sự phát triển đột phá.

“Ước tính nếu phủ hết mái nhà tại thành phố thì có thể cung cấp lượng điện năng rất lớn. Có thể hình dung công suất cực đại hệ thống lưới điện TP HCM hiện khoảng 4.800 MW, trong khi tiềm năng năng lượng mặt trời tại Việt Nam, theo Ngân hàng Thế giới lên đến 6.300 MWp”, ông Kiên chia sẻ.

Từ góc độ quản lý khu công nghiệp, ông Châu đại diện HBA khẳng định không chỉ năm nay mà cả trong những năm tới, các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước cơ hội lớn và thời điểm tốt để lắp đặt điện mặt trời mái nhà. Giá thành từng loại thiết bị đang ở mức rất tốt, nhiều chính sách hỗ trợ, hiệu quả đầu tư đáng kể với chi phí rất phải chăng. Trong khi đó, hiện các doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp có một hệ mái nhà lớn, với các điều kiện phù hợp về tiêu chí kỹ thuật, kết cấu, tải trọng, nhu cầu sử dụng điện, độ bức xạ, thời gian nắng trong năm, phù hợp với điện mặt trời mái nhà.

Giải pháp điện mặt trời áp mái của Sungrow phù hợp các hộ gia đình, doanh nghiệp thuộc đa dạng quy mô, lĩnh vực. Ảnh: Sungrow Việt Nam.

Giải pháp điện mặt trời áp mái của Sungrow phù hợp các hộ gia đình, doanh nghiệp thuộc đa dạng quy mô, lĩnh vực. Ảnh: Sungrow Việt Nam.

Thông qua hội thảo, HBA tạo cơ hội trao điểm kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp, đơn vị, nhằm phát triển điện mặt trời áp mái. Đồng thời cung cấp thông tin về những giải pháp và những khuyến nghị cơ bản cho doanh nghiệp khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái.

3. 2021- Atech sẵn sàng đón đầu xu hướng mới của “cơn sốt” điện mặt trời

Trong bối cảnh “cơn sốt” điện năng lượng mặt trời chưa hề có dấu hiệu suy giảm trong thời gian tới. Cụ thể năm 2021 dự kiến là 1 năm kinh tế thúc đẩy phát triển năng lượng sạch một cách mạnh mẽ. Trong khi đó thị trường cung cấp thiết bị điện mặt trời ngày càng đa dạng, các doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình những đối tác và thương hiệu phù hợp với tình hình của từng doanh nghiệp.

Nắm bắt được xu hướng mới, Atech quyết định triển khai tập trung hơn các mặt hàng tiêu thụ chủ yếu của điện năng lượng mặt trời từ những ngày đầu năm 2021. Do vẫn chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19 và là dịp cận tết cho nên hàng hóa vận chuyển chậm hơn rất nhiều so với giữa năm. Cùng với đó, nguồn hàng có xu hướng trở lên khan hiếm vào những tháng đầu năm mới (sau tết Âm Lịch), chính vì hiểu được điều đó, Atech đã tận dụng triệt để cơ hội và dự trữ sẵn nguồn hàng cho các đơn vị có nhu cầu.

Hiện nay, Atech đang là đơn vị phân phối độc quyền thiết bị điện năng lượng mặt trời thương hiệu WorldSunlight tại Việt Nam và nhận phân phối đại lý trên toàn quốc. Nếu bạn đang băn khoăn muốn lựa chọn cho mình một đơn vị cung cấp phụ kiện điện năng lượng mặt trời uy tín tại Hà Nội bạn có thể liên hệ với Atech theo thông tin dưới đây

Logo Atech

——

Công ty TNHH Thiết Bị và Xây Lắp ATECH

Website: https://thietbiatech.com/

Hotline: 0946 821 286 – 0946 586 000

Email: atech.salespart@gmail.com

Địa chỉ: Số 8, Liền kề 23, Khu Đô Thị Văn Khê, La Khê, Hà Đông, Hà Nội

Read more...
5 bước thiết kế hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới mà bạn nên biết

5 bước thiết kế hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới mà bạn nên biết

(Nguồn: Viettelaio)

Thiết kế hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới là yếu tố vô cùng quan trọng giúp hệ thống điện mặt trời sản sinh ra nguồn điện năng lớn nhất cũng như các hoạt động được sử dụng hết công suất. So vậy, để hệ thống điện mặt trời hoạt động hiệu quả nhất cần trải qua 5 bước thiết kế hệ thống điện năng lượng mặt trời như sau.

Bước 1: Tổng lượng điện tiêu thụ hàng tháng do hệ thống năng lượng mặt trời hòa lưới cung cấp 

Tổng lượng điện tiêu thụ hàng tháng do hệ thống điện năng lượng mặt trời cung cấp là tính tổng Watt-hour mỗi ngày trên từng thiết bị. Sau đó cộng tất cả chúng lại và nhân với số ngày trong 1 tháng sẽ ra tổng lượng điện tiêu thụ hàng tháng.

5 bước thiết kế hệ thống năng lượng mặt trời hòa lưới bạn nên biết

Thiết kế hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới

Bước 2: Tính tổng lượng điện tiêu thụ hàng tháng mà điện mặt trời hòa lưới phải cung cấp

Để thiết kế hệ thống điện năng lượng mặt trời cần phải tính được tổng công suất mà các tấm pin điện mặt trời cung cấp. Do nhiều nhiều tố tác đông như: Thời tiết, vị trí,… mà những tấm pin có thể hoạt động theo công suất khác nhau. Vì vậy, tổng lượng điện tiêu thụ hàng tháng cần phải lớn hơn tổng lượng điện mà hệ thống điện mặt trời hòa lưới cung cấp

Bước 3:Tính tổng công suất của các tấm pin điện mặt trời

Công suất pin năng lượng mặt trời cần sử dụng được tính bằng cách nhân tổng số điện tiêu hao với hệ số an toàn của tình hình ánh nắng mặt trời. Thông thường hệ số an toàn dao động từ 1,3 – 1,5

Bước 4: Tính toán bộ chuyển đổi Inverter

Tính toán ắc quy lưu trữ và bộ chuyển đổi Inverter là khâu tiếp theo của việc thiết kế hệ thống điện năng lượng mặt trời

5 bước thiết kế hệ thống năng lượng mặt trời hòa lưới bạn nên biết 1

 Bộ inverter công suất càng lớn thì hiệu quả làm việc càng cao

Với bộ chuyển đổi Inverter của hệ thống điện hòa lưới thì ta không cần battery. Tuy nhiên, cần lưu ý lựa chọn bộ Inverter đủ lớn để có thể đáp ứng được tất cả các thiết bị kết nối đều bật lên tương đương với công suất 125%

Bước 5: Thiết kế bộ điều khiển sạc pin mặt trời

Đây là bước cuối cùng trong 5 bước thiết kế hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới. Lưu ý quan trọng nhất khi thiết kế bộ điều khiển sạc hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới đố là: bộ điều khiển cần có đầu vào phù hợp với điện thế của pin mặt trời và đầu ra có điện thế tương đương với điện thế của hệ thống điện lưới. Với hệ thống điện mặt trời hòa lưới có nhiều dãy pin khác nhau thì mỗi một dây pin cần có bộ điều khiển sạc cho dãy pin đó

5 bước thiết kế hệ thống năng lượng mặt trời hòa lưới bạn nên biết 2

Thiết kế hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới

 

Đặc biệt, bộ điều khiển sạc pin mặt trời cần phải có công suất đủ lớn để nhận điện từ pin và đủ công suất đẻ nạp ác quy.

Trên đây là quy trình những khâu thiết kế hệ thống năng lượng mặt trời hòa lưới mà quý khách có thể tham khảo để có thể hiểu rõ hơn về hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới

Hãy liên hệ ngay với ATECH để được tư vấn miễn phí:

• VPGD: Số 8 – LK23 – KĐT Văn Khê – La Khê – Hà Đông – Hà Nội

• Website: https://thietbiatech.com/

• Hotline: 0946 821 286

Read more...
khi cái bắt tay làm tiền của bạn bay

Chủ thầu nên làm gì để lợi nhuận là cao nhất?

Cốt lõi lợi nhuận của hoạt động kinh doanh có vai trò quan trọng tới sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp, là động lực cho các doanh nghiệp thay đổi để phát triển và tồn tại trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay. Đối với các doanh nghiệp thi công và cụ thể hôm nay Atech muốn bàn đến DN thi công hệ thống điện năng lượng mặt trời thì những quy tắc đó cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, làm thế nào để một doanh nghiệp chuyên thi công lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời đạt lợi nhuận cực đại? Bạn có từng thắc mắc hay chưa? Tại đây, Atech muốn chia sẻ bằng chút kinh nghiệm ít ỏi để đưa ra một số lời khuyên để giúp những cái “bắt tay” có thể “đẻ” ra thật nhiều lợi nhuận.

Dù trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm thi công của công ty bạn có tiếng và bạn có thể lắp hàng nghìn Mwp trong hàng nghìn dự án lớn, nhỏ một năm nhưng lợi nhuận lại không tương xứng, điều đó sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến doanh nghiệp của bạn. Atech không dám khẳng định hiện tại các doanh nghiệp đang làm không có lợi nhuận, nhưng bạn có thắc mắc liệu nó đã hiệu quả nhất hay chưa? Hãy cùng Atech nhìn nhận lại một lần nữa.

Bài viết này dựa trên quan điểm cá nhân, những kinh nghiệm và cảm quan mà Atech tự đúc kết nên nó có thể đúng hoặc có thể sai, mong mọi người đọc với tâm thế tham khảo. Bài viết có thể sẽ phù hợp với những doanh nghiệp thi công hệ thống điện năng lượng mặt trời mới vào thị trường hoặc những doanh nghiệp lâu năm nhưng có mong muốn tìm kiếm nhiều hơn những cơ hội.

Và, “Tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí” là cách Atech muốn đề cập đến. Chúng ta cần phải tìm cách để tiết kiệm các khoản chi phí không cần thiết để nâng cao lợi nhuận. Đối với đối tượng là Doanh nghiệp chỉ thầu xây dựng hoặc Doanh nghiệp chuyên mảng EPC trong lĩnh vực thi công hệ thống điện năng lượng mặt trời thì hai chi phí được cho là đáng quan tâm nhất chính là Chi phí nhân côngChi phí vật tư đầu vào.

1. EPC là gì?

Trước tiên Atech sẽ giới thiệu qua về EPC. EPC (viết tắt của từ Engineering, Procurement and Construction) có nghĩa là xây dựng một hợp đồng xây dựng mà nhà thầu thực hiện toàn bộ các công việc kỹ thuật, cung ứng vật tư, thiết bị đến việc thi công xây dựng công trình, hạng mục và chạy thử nghiệm bàn giao cho chủ đầu tư.

EPC (viết tắt của từ Engineering, Procurement and Construction) có nghĩa là xây dựng một hợp đồng xây dựng mà nhà thầu thực hiện toàn bộ các công việc kỹ thuật, cung ứng vật tư, thiết bịEPC (viết tắt của từ Engineering, Procurement and Construction) có nghĩa là xây dựng một hợp đồng xây dựng mà nhà thầu thực hiện toàn bộ các công việc kỹ thuật, cung ứng vật tư, thiết bị

2. Giảm chi phí nhân công

Chi phí nhân công chiếm một phần quan trọng đáng kế trong chi phí của doanh nghiệp. Việc kiểm soát chi phí nhân công sẽ là một cách để tăng lợi nhuận của công ty.

Phương án 1: Giảm chi phí lao động có thể có nhiều cách nhưng phù hợp nhất là cải thiện hiệu quả, tăng năng suất lao động. Giảm thời gian cần thiết để thao tác công việc bằng cách đào tạo chuyên môn cao hơn cho nhân viên để thao tác nhanh hơn. Đào tạo lao động có tay nghề cao sẽ làm việc hiệu quả và tăng năng suất cao hơn, mang lại giá trị kinh tế cho công ty.

Phương án 2: Theo xu hướng điện mặt trời hiện nay, do Việt Nam nằm trọn trong vùng nhiệt đới nên thời tiết đặc trưng theo mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Chính vì vậy, vào mùa đông khó tránh khỏi việc tiêu thụ dịch vụ lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời giảm nhẹ. Hơn nữa, thị trường tiêu thụ điện năng lượng mặt trời cũng bị phụ thuộc nhiều vào các quyết định của chính phủ về cơ chế giá điện. Dẫn đến thị trường tiêu thụ dịch vụ thi công lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời không được ổn đinh. Nhu cầu tăng giảm thường xuyên về nhân công là việc khó tránh khỏi. Khi nhu cầu tăng và công ty cần sự hỗ trợ, xu hướng tự nhiên là đăng tin tuyển dụng để tìm nhân viên. Nhưng có lẽ chủ doanh nghiệp quên rằng thuê người ngoài là một lựa chọn. Theo một số nghiên cứu, một công ty có thể tiết kiệm tới 60% chi phí vận hành bằng cách giao việc cho tổ chức, cá nhân chuyên nghiệp bên ngoài. Con số 60% có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm tới vài chục nghìn USD mỗi năm.

3. Giảm chi phí vật tư đầu vào

Chi phí sản xuất là một trong những yếu tố lớn nhất quyết định đến lợi nhuận, đồng thời việc cắt giảm chi phí có thể làm giảm được giá thành dịch vụ, sản phẩm, từ đó tăng doanh thu và tăng lợi nhuận. Đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp mà đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất dễ bị vấn đề thiếu vốn “đè bẹp”. Điều này một lần nữa khẳng định rằng vấn đề cắt giảm chi phí được xem như một giải pháp tối ưu trong giai đoạn hiện nay.

Công việc tiết kiệm chi phí vật tư đầu vào trong thi công lắp đặt là vấn đề mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng quan tâm, tuy nhiên ít có doanh nghiệp nào cũng biết cách cắt giảm chi phí sao cho hiệu quả.
Một số tìm cách giảm đều mọi khoản chi tiêu, số khác lại nhắm vào khu vực tiêu hao nhất. Những cách làm này chỉ có tác động trong ngắn hạn và sẽ gây hại cho vị thế và tăng trưởng về lâu dài của công ty

Vậy, Làm thế nào để tiết kiệm chi phí dịch vụ thi công lắp đặt?

Chi phí cho vật tư lắp đặt đầu vào chiếm tỷ trong lớn nhất sẽ góp phần chi phối chi phí dịch vụ đầu ra. Do đó để giảm chi phí doanh nghiệp nên tập trung vào việc mua nguyên liệu với chi phí thấp hơn hoặc tìm cách sử dụng nguyên liệu tiết kiệm, hiệu quả hơn.

  • Doanh nghiệp cần lựa chọn ra nhà cung cấp nguyên vật liệu chất lượng tốt và giá cả hợp lý

Hiện nay, trên thị trường bão hòa hóa, tràn lan các sản phẩm với mẫu mã đa dạng và không rõ nguồn gốc xuất xứ. Vì vậy việc lựa chọn nhà cung cấp càng trở lên khó khăn hơn đối với các nhà thầu xây dựng. Trong TH này, các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu kĩ càng về các công ty chuyên cấp vật tư phụ kiện Solar và nên đặc biệt chú trọng vào những DN được đại diện hãng tại Việt Nam để đảm bảo hàng chất lượng tốt và tránh rủi ro liên quan đến các vấn đề bảo hành không mong muốn. Các bạn có thể tham khảo thêm Top 5 DN cung cấp phụ kiện Solar  tại đây

Việc lựa chọn một nhà cung cấp vật tư đầu vào phù hợp rất quan trọng đối với DN thi công. Nó quyết định cả quá trình từ khi đặt hàng đến khi bảo hàng. Khi gặp phải chủ đầu tư khó tính yêu cầu hàng gấp nhưng nhà cung cấp của bạn không đủ điều kiện để cấp hàng theo lịch dự kiến ban đầu, bạn sẽ xử lí ra sao? sự việc này không khó để bắt gặp. Chính vì vậy, việc lựa chọn nhà cung cấp (NCC) có đủ năng lực để “chèo lái” là rất quan trọng. Đừng để những cái bắt tay hợp tác mang đầy thiện ý khiến túi tiền của bạn “bay mất”.

  • Mua nguyên liệu với số lượng lớn sẽ có giá thấp hơn là một cách để giảm chi phí.

Bên cạnh đó, sau khi lựa chọn được NCC phù hợp thì doanh nghiệp cần nghiên cứu và xác định đúng loại nguyên vật liệu cần thiết, phù hợp đảm bảo chất lượng sản phẩm. Cung cấp tài liệu, đào tạo nhân viên sử dụng nguyên liệu đúng cách, hợp lý và tiết kiệm. Doanh nghiệp cũng có thể tính đến cách thay thế nguyên liệu tương đương nếu nguyên liệu đang sử dụng tốn nhiều chi phí hơn.

4. Đồng hành cùng Atech

Hiện nay, Atech là một trong số ít DN là đại diện độc quyền của một thương hiệu lớn bất kì tại Việt Nam. Chịu trách nhiệm phân phối độc quyền phụ kiện điện năng lượng mặt trời thương hiệu World Sunlight, Atech luôn muốn đem đến cho quý khách hàng, đối tác những sản phẩm chất lượng nhất và giá cả cạnh tranh nhất.

  • Xem thêm:

► Catalogue: Tại đây 

► Giấy chứng nhận độc quyền: Tại đây

► Sản phẩm của Atech: Tại đây

► Youtube: Tại đây

► Fanpage: Tại đây

Logo Atech Thông tin tham khảo thêm:

Công ty TNHH Thiêt Bị và Xây Lắp Atech

VPGD: Số 8 – Liền kề 23 – KĐT Văn Khê – La Khê – Hà Đông – Hà Nội

Hotline: 0946 821 286

Email: atech.salespart@gmail.com

     

    Read more...
    chiến dịch cứu trợ miền trung

    Khi các doanh nghiệp cùng chung tay cứu trợ đồng bào Miền Trung

    (Nguồn: Solar Việt Nam)

    Miền Trung nước ta vốn là vùng đất luôn chiu hậu quả nặng nề nhất khi thiên tai xảy ra từ trước đến nay. Điều đó đã khiến cho đời sống của người dân nơi đây chịu nhiều cực khổ, lâm vào cảnh màn trời chiếu đất. Hiện nay, có rất nhiều cá nhân hoặc tổ chức tự nguyện đứng lên để giúp đỡ đồng bào lũ lụt Miền Trung và trong đó có Hội Doanh Nghiệp cũng được thiết lập do ATECH đại diện.

    Miền Trung và những mảnh đời bất hạnh

    Miền Trung, là một trong ba vùng của Việt Nam, cùng với Bắc Bộ và Nam Bộ. Trung Bộ có nhiều đồi núi lan sát ra biển, chia cắt các đồng bằng nhỏ hẹp. Khí hậu và phần lớn đất đai thường khắc nghiệt hơn hai vùng còn lại

    Chiến dịch “Ôm lấy Miền Trung” do HDN tỏ chức

    Trong những ngày vừa qua, thiên tai đã tàn phá khốc liệt các tỉnh thuộc khu vực miền Trung. Các bạn có thấy không? Hình ảnh những cụ già khắc khổ một mình chăm 3 đứa cháu khi cơn lũ ập đến, hình ảnh những đửa trẻ nằm trên tấm bè đan vội từ những thân cây chuối không thể tàn tạ hơn. Không đồ ăn thức uống, không quần áo chăn màn. Những đồng bào miền Trung đang oằn mình chống trọi với cơn bão lũ tàn phá ngoài kia.

    Chúng ta cũng sẽ chẳng thể quên giọt nước mắt của những người làm cha, làm mẹ khốn khổ đầy bất lực trước thiên nhiên hay những đứa nhỏ còn chưa hiểu chuyện khóc la vì đói. Cả nước cùng cầu nguyện mọi chuyện thứ sẽ nhanh chóng qua, cầu cho đồng bào nơi đây họ thật mạnh mẽ để đứng lên tiếp tục chiến đấu và cũng hi vọng đồng bào cả nước chung tay tiếp sức để gửi đầy tình yêu đến miền trung thương mến.

    Tại đây có biết bao nhiêu hộ gia đình, vốn chủ yếu làm nghề nông. Cơn bão lũ đi qua, chẳng mấy chốc mà gia sản cơ ngơi cũng như công sức lao động của bao người từ bấy lâu nay bỗng chốc tan thành mây khói, đã vậy, không ít người cũng phải ra đi theo dòng lũ dữ dội… Nhìn cảnh từ cụ già đến trẻ nhỏ cũng phải co ro bám nhau ngồi trên nóc nhà mà thấy đau lòng. Cơm no áo ấm tưởng chừng là chuyện dĩ nhiên phải có trong nhu cầu sống của con người, nay lại trở nên là thứ xa xỉ phẩm với những người dân mưa lũ Miền Trung. Những lúc này đây chính là lúc mà cả đất nước mỗi người cùng đồng lòng giúp bà con vùng lũ lụt miền Trung vượt qua cơn khốn khó.

    Những thức ăn và nước uống được sắp xếp ngay ngắn để gửi đến bà con

    Hội Doanh Nghiệp và Chiến dịnh mang nghĩa cử cao đẹp

    Với mong muốn sẻ chia sự mất mát, “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, ATECH đã đứng lên thành lập Hội Doanh Nghiệp và kêu gọi sự ủng hộ từ các nhà hảo tâm để một lần nữa hô vang khẩu hiệu “Lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta.Hội Doanh Nghiệp và Chiến dịnh mang nghĩa cử cao đẹp

    Hội Doanh Nghiệp đã chủ động liên hệ phối hợp cùng Ủy ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam để tổ chức chương trình thiện nguyện với tên gọi “Ôm lấy Miền Trung”.

    Cả đoàn phấn khởi vì gom được nhiều đồ để tiếp tế cho bà con

    Cách thức tham gia sự kiện ủng hộ lũ lụt miền Trung

    Nếu bạn muốn chung tay đóng góp sức mình trong công tác thiện nguyện giúp đỡ người dân các tỉnh đang gặp lũ lụt miền Trung mà vẫn chưa có thời gian, thì bạn hoàn toàn có thể tham gia thông qua chiến dịch “Ôm Lấy Miền Trung” của Hội Doanh Nghiệp. Liên hệ theo thông tin dưới đây

    • Hotline 24/24: 0946 586 000/ 0868 35 6066
    • Add : Số 8 Liền Kề 23 – KĐT Văn Khê – P.La Khê – Q.Hà Đông – TP.Hà Nội (giờ hành chính)

    (Lưu ý: Hiện nay, do quy mô Hội Doanh Nghiệp còn tương đối nhỏ nên chỉ nhận các vật phẩm như: Mì tôm, lương khô, gạo, nước uống,… và không nhận tiền.)

    Đây không chỉ là một việc làm ý nghĩa đem đến niềm vui cho những người khó khăn, mà nó còn giúp bạn cảm thấy yêu đời và hạnh phúc hơn khi tự mình làm nên được nhiều điều tốt giúp ích cho đời.

    Xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Các Khách hàng và Quý công ty

    • Công ty TNHH Thiết Bị và Xây Lắp Atech
    • Công ty CP Tự Động Hóa 2H Việt Nam
    • Mr.Hùng trú tại Long Biên
    • Mrs.Thủy trú tại Cầu Giấy
    • Mr. Lâm trú tại Hà Đông

    Cùng toàn thể người dân xung quanh khu vực Số 8 Liền Kề 23 – KĐT Văn Khê – P.La Khê – Q.Hà Đông – TP.Hà Nội đã tụ họp chuẩn bị đồ cho kịp chuyến đi vào với bà con Miền Trung.

    Xin chân thành cảm ơn các bạn!

    Một số hình ảnh đẹp

    đồ tiếp tế cứu hộ đồng bào miền trung
    Read more...
    Các lỗi thường gặp khi sử dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời

    Các lỗi thường gặp khi sử dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời

    Hệ thống không sản sinh đủ công suất ngay cả khi vào mùa hè đầy nắng, đây là một trong những lỗi thường gặp khi lắp ráp và sử dụng điện năng lượng mặt trời nếu không để ý các yêu cầu kỹ thuật phổ biến. Bài viết này, ATECH sẽ hướng dẫn bạn cách để kiểm tra và để ý khi thấy các vấn đề vừa nêu.

    Xem thêm: Điện mặt trời và những câu hỏi thường gặp

    1. Những sự cố khi sử dụng điện mặt trời.

    1.1 PV String không tạo ra điện DC hoặc ra không đúng công suất ngay cả khi có ánh sáng mặt trời.

    PV String Atech

    PV String Atech

    Trong thời gian sử dụng điện năng lượng mặt trời, hệ thống thường được kết nối với nhiều chuỗi pin mặt trời (PV String) với nhau, hãy kiểm tra và ghi lại điện áp, dòng điện và công suất hiện tại của từng string. Nếu PV string không tạo ra điện DC, hãy kiểm tra lại các liên kết giữa các tấm pin.

    Đối với các string tương đồng nhau về số lượng tấm pin mắc nối tiếp và các điều kiện về hướng nắng, góc nghiêng. Khoanh vùng các string có các thông số điện áp và dòng điện chênh lệch. Kiểm tra từng liên kết MC4 và từng tấm pin để phát hiện kịp thời và xử lý.

    Thay cầu chì, MCB, MC4 nếu phát hiện lỗi. Kiểm tra thử các dây bị hỏng, vệ sinh các kết nối và siết chặt chúng. Kiểm tra tổng thể xem tấm pin và dây DC có hư hỏng rõ ràng không, sẵn sàng sửa chữa và thay thế khi cần thiết.

    1.2. Lỗi lắp đặt hệ thống điện mặt trời

    Khi bạn phát hiện ra lượng điện mà bạn nhận vào không đạt như kỳ vọng, hãy kiểm tra lại các mảng pin đã đặt đúng hướng nắng hay chưa. Tiếp tục quan sát xung quanh, để ý ứng đối tượng có thể đổ bóng lên tấm pin của bạn, khiến tấm pin không nhận được ánh sáng. Hãy xoay lại tấm pin mặt trời và loại bỏ các chướng ngại vật không cần thiết.

    Với những lỗi như: sự cố mất điện lưới, thông số lưới điện không phù hợp (điện áp hoặc tần số điện lưới),…Bạn sẽ được cảnh báo trong mục “Event” hoặc “Log” trên phần mềm. Các thiết bị biến tần thường sẽ tự động reset lại và sẽ hoạt động bình thường khi lưới điện ổn định.

    Kiểm tra đồ thị sản lượng hệ thống trên phần mềm giám sát online để phát hiện bất cứ điều gì bất thường không. Một số lỗi thường gặp dẫn đến giảm công suất của hệ thống:

    Đồ thị sản lượng hệ thống bị “răng cưa”, lỗi này có thể do điều kiện nắng tại khu vực lắp đặt không ổn định (mây che), hoặc các vật thể che bóng tạm thời lên các tấm pin. Lỗi này cũng có thể do điện áp lưới không ổn định hoặc lỗi trong quá trình thiết kế và lắp đặt hệ thống. Hãy liên hệ với đơn vị cung cấp hệ thống của bạn để được kiểm tra và xử lý;

    Đồ thị sản lượng điện hệ thống bị “răng cưa”
    z
    Đồ thị sản lượng điện hệ thống bình thường
    • Đồ thị sản lượng hệ thống bị “cắt ngọn”: đây là lỗi trong quá trình thiết kế hệ thống, công suất mảng pin cao hơn công suất của thiết bị hòa lưới. Dẫn đến trường hợp lúc bức xạ mặt trời đạt đỉnh thì thiết bị hòa lưới hoạt động hết công suất và giới hạn công suất đầu ra. Lỗi này có thể được giải quyết bằng cách nâng cấp công suất thiết bị hòa lưới của bạn để tận dụng tốt hơn mảng pin NLMT.

    Đồ thị sản lượng điện hệ thống bị “cắt ngọn”
    • Hệ thống không phát điện khi bức xạ mặt trời tăng: Khi xảy ra hiện tượng này, đồ thị sản lượng hệ thống của bạn sẽ bị mất khi càng gần về buổi trưa và sẽ xuất hiện lại khi gần về buổi chiều mát. Lỗi này xảy ra khi điện áp lưới điện tại khu vực vượt ra ngoài dải điện áp AC hoạt động của thiết bị hòa lưới. Nguyên nhân là do điện áp lưới không ổn định hoặc kích thước dây AC từ thiết bị biến tần đến điểm hòa lưới không đủ. Bạn có thể khắc phục bằng cách tăng kích thước dây từ thiết bị biến tần đến điểm hòa lưới hoặc chỉnh thông số dải điện áp AC hoạt động của thiết bị (cách này chỉ được thực hiện bởi các đơn vị do nhà sản xuất chỉ định).

                                                                 Đồ thị hệ thống bị lỗi điện áp

    1.3. Lỗi bảo dưỡng và bảo trì khi sử dụng điện năng lượng mặt trời.

    Giữ vệ sinh hệ thống điện mặt trời

                                 Bảo dưỡng và vệ sinh hệ thống định kỳ khi dùng điện mặt trời

    Hãy giữ cho tấm pin mặt trời của bạn trong trạng thái sạch sẽ và ít vật cản. Có rất nhiều thứ hy hữu có thể ở trên tấm pin mặt trời của bạn, làm giảm hiệu suất của tấm pin như: lá cây, bụi bẩn, dấu chân hay tổ của động vật.

    Tuy nhiên, việc tự vệ sinh tấm pin mặt trời rất nguy hiểm, bạn có thể bị ngã hoặc xảy ra sự cố về rò rỉ điện. Bạn nên yêu cầu đơn vị lắp đặt hoặc dịch vụ đến vệ sinh giúp bạn. Việc thuê đơn vị bên ngoài sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức và đảm bảo an toàn cho bản thân.

    1.4. Yếu tố liên quan đến chất lượng có thể gây ra lỗi khi sử dụng điện năng lượng mặt trời

    Khi bạn dùng pin mặt trờithiết bị hòa lưới cũng như các vật tư đi kèm kém chất lượng, hiện tượng không đạt được công suất như kỳ vọng là hoàn toàn dễ hiểu. Dù cho bạn có vệ sinh, lắp ráp kỹ càng đến đâu thì cái cốt lõi bên trong vẫn là cái không thể giải quyết được.

    Hãy cân nhắc chọn các sản phẩm chất lượng do các đơn vị uy tín cung cấp. Vì vòng đời hệ thống điện mặt trời từ 25-30 năm, do đó, tiêu chí giá thành nên đặt sau các tiêu chí về chất lượng cũng như uy tín của đơn vị cung cấp.

    Câu nói “Ngon, bổ, rẻ” chỉ là lời nói đùa, hãy nhớ rằng mục đích bạn chọn lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời chính là “tiết kiệm” chi phí điện, do đó đừng “tiết kiệm” để đầu tư hệ thống kém chất lượng, nếu không mục đích ban đầu không những không đạt mà còn rước thêm phiền toái.

    atech - điện mặt trời trên mái nhà

    Đặt tiêu chí chất lượng sản phẩm và lựa chọn đơn vị uy tín lên hàng đầu chính là cách bạn hoàn thành mục đích khi đầu tư hệ thống điện mặt trời

    Hạn chế tối đa các lỗi hệ thống bằng cách lựa chọn đúng đơn vị cung cấp

    Cũng như các ngành hàng khác, các đơn vị cung cấp và lắp đặt điện mặt trời thường PR rất nhiều về đơn vị mình để khẳng định với khách hàng. Hãy yêu cầu các đơn vị này cung cấp nhiều thông tin hơn về các dự án, hệ thống đã từng thực hiện, các chứng chỉ CO, CQ của hàng hóa thiết bị cung cấp. Thậm chí, hãy yêu cầu thông tin của khách hàng đã từng lắp đặt của họ để tự mình kiểm chứng.

    Hiện nay, lĩnh vực điện mặt trời đang rất “hot”, các công ty cung cấp và thi công lắp đặt hệ thống mọc lên “như nấm sau mưa”. Nhìn tổng thể, việc lắp đặt hoàn thiện hệ thống dân dụng không quá khó và có thể được thực hiện bởi các đơn vị không chuyên hoặc ngay cả bạn cũng có thể tự lắp đặt (DIY).

    Tuy nhiên, các vấn đề về thiết kế, vận hành, bảo trì, bảo hành hệ thống đảm bảo đúng theo các yêu cầu kỹ thuật để hệ thống vận hành tốt nhất và lâu dài thì phải được đào tạo bài bản.

    Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh“, hãy sáng suốt lựa chọn các đơn vị chuyên nghiệp trong một lĩnh vực cụ thể để nhận được đúng giá trị mà bạn đã bỏ ra!

    ATECH chúc bạn sớm khắc phục được sự cố để hệ thống hoạt động ổn định và đạt hiệu quả. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn lắp đặt hoặc hướng dẫn cách khắc phục sự cố hoàn toàn miễn phí qua Hotline/zalo: 0946 821 286

     
    >>Có thể bạn muốn biết?
    Read more...
    Hệ thống điện năng lượng mặt trời atech

    Phân biệt giữa hệ thống điện mặt trời hoà lưới và hệ thống điện mặt trời độc lập

    Phân biệt hệ thống điện mặt trời hoà lưới, độc lập

    Sự khác biệt giữa các tấm pin mặt trời nối lưới so với ngoài lưới là gì?
    Việc quyết định có hay không hòa lưới các tấm pin của bạn?
    Vì sao lợi ích của việc hòa lưới là rõ ràng hơn nhưng vẫn có nhiều người chọn ngoài lưới?
    Vậy, đối với bạn đâu là loại hệ thống phù hợp bạn nên chọn? Chúng ta hãy cùng xem xét kỹ hơn, so sánh về ưu điểm và nhược điểm của từng loại hệ thống điện mặt trời qua bài viết sau đây nhé!

    I. Hệ thống năng lượng mặt trời hoà lưới 

    1. Ưu điểm

    Tiết kiệm được nhiều tiền hơn nhờ cơ chế bù trừ điện năng: 

    Kết nối lưới sẽ cho phép bạn tiết kiệm nhiều tiền hơn với các tấm pin mặt trời thông qua tỷ lệ hiệu quả tốt hơn, chế độ bù trừ điện năng, chi phí lắp đặt và thiết bị thấp hơn.
    Ắc quy và các thiết bị độc lập khác được yêu cầu phải có cho một hệ thống độc lập, dĩ nhiên sẽ phải tốn thêm chi phí để bảo trì chúng.
    Do đó, với việc hệ thống hòa lưới không cần các thiết bị này nên chi phí đầu tư sẽ rẻ hơn đáng kể cũng như lắp đặt đơn giản hơn. Các tấm pin mặt trời của bạn thường sẽ tạo ra điện nhiều hơn mức tiêu thụ của gia đình bạn.
    Vì vậy, với cơ chế bù trừ điện năng bạn có thể đưa lượng điện dư thừa này trực tiếp lên lưới điện thay vì phải lưu trữ bằng ắc quy.
     Chế độ bù trừ điện năng đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích lắp đặt năng lượng mặt trời của các quốc gia. Điều này cho phép bạn có thể bán điện lại cho công ty điện lực với giá phù hợp.

     Lưới điện đóng vai trò là ắc quy ảo:

    Điện sản xuất ra phải được sử dụng trong thời gian thực. Tuy nhiên, chúng có thể được lưu trữ tạm thời dưới các dạng năng lượng khác (ví dụ: năng lượng hoá học trong ắc quy). Và lưu trữ năng lượng cũng không thể tránh khỏi việc tổn thất đáng kể.
    Mạng lưới điện xét theo nhiều góc nhìn thì cũng như là một chiếc bình lưu trữ điện lớn, chúng ta (người dùng) không cần bảo trì hoặc thay thế và với tỷ lệ hiệu quả tốt hơn nhiều. Nói cách khác, hệ thống này sẽ lợi về mặt tài chính nhiều hơn.
    Theo dữ liệu của EIA tại Hoa Kỳ, mức tổn thất truyền tải và phân phối điện hàng năm trên toàn quốc gia này trung bình chỉ khoảng 7% tổng lượng điện. Trong khi ắc quy axit chì chỉ có hiệu suất 80-90%, tức là mức tổn thất năng lượng 10-20% và đó là chưa kể hiệu quả của pin lưu trữ sẽ xuống cấp theo thời gian.
    Ngoài ra, hệ thống của bạn còn có đặc quyền truy cập vào nguồn điện dự phòng từ lưới điện để lấy điện sử dụng (trường hợp hệ ngưng sản xuất điện vì lý do nào đó hoặc sản lượng bị giảm do thời tiết xấu). Như vậy việc nối lưới vừa có lợi cho bạn vừa có lợi cho công ty điện lực về vấn đề tổn thất điện năng.

     2. Những thiết bị bổ sung cần có cho một hệ thống nối lưới 

    Có một vài sự khác biệt chính về thiết bị cần giữa hệ thống hòa lưới, độc lập và lai tạp. Đối với một hệ thống gắn lưới tiêu chuẩn sẽ dựa trên các thành phần sau: Bộ biến tần hòa lưới (Grid-Tie Inverter – GTI) hoặc biến tần vi mô. Đồng hồ đo điện.

    Biến tần hòa lưới: 

    Công việc của một bộ biến tần năng lượng mặt trời là gì? – Chúng điều chỉnh điện áp và dòng điện nhận được từ việc sản xuất của các tấm pin mặt trời. Dòng điện một chiều (DC) từ các tấm pin mặt trời sẽ được biến tần chuyển đổi thành dòng xoay chiều (AC), đây là loại dòng điện được sử dụng bởi hầu hết các thiết bị điện.

    Biến tần vi mô:

    Mỗi biến tần vi mô sẽ được gắn ở mặt sau của riêng mỗi tấm pin, điều này trái ngược với một biến tần trung tâm mà các tấm pin kết nối chung. Gần đây đã có rất nhiều tranh luận về việc liệu bộ biến đổi vi mô có thực sự tốt hơn bộ biến tần chuỗi (hoặc trung tâm) hay không.
    Biến tần siêu nhỏ chắc chắn là đắt đỏ hơn, nhưng trong nhiều trường hợp chúng mang lại tỷ lệ hiệu quả cao hơn. Khi mà người dùng lo ngại về các vấn đề liên quan đến bóng râm thì chắc chắn việc xem xét sử dụng biến tần vi mô trong tình huống đó là rất cần thiết.

    Đồng hồ đo điện hai chiều 

    Phần lớn các chủ nhà sẽ cần phải thay thế đồng hồ đo điện hiện tại của họ bằng một đồng hồ tương thích với cơ chế bù trừ khi lắp đặt. Thiết bị này thường được gọi là đồng hồ hai chiều, chúng có khả năng đo năng lượng đi theo cả hai hướng từ lưới điện đến nhà bạn và ngược lại. Bạn nên thao khảo ý kiến của công ty điện lực tại địa phương về đồng hồ đo điện sao cho phù hợp với cả 2 loại.
    Ở Việt Nam, khi hòa lưới công ty điện lực sẽ lắp đặt miễn phí đồng hồ đo điện hai chiều cho bạn. Hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập: Một hệ thống mặt trời không nối lưới (ngoài lưới, độc lập) là một hệ thống đối lập với hòa lưới. Vì sao nói loại này thì “thua thiệt” về mặt tài chính so với nối lưới?
    Đây là lý do tại sao: Để đảm bảo có điện mọi lúc, loại này đòi hỏi phải có một bộ pin lưu trữ và máy phát điện dự phòng. Trên hết, các ắc quy điện cần phải được thay thế ít nhất 10 năm một lần (trong khi tấm pin tồn tại lên đến 30 năm), việc trang bị và bảo trì pin lưu trữ phức tạp, đắt tiền cũng như tổn thất năng lượng cao hơn như đã nói trên.

    II. Hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập 

    1. Ưu điểm: 

    Không cần truy cập vào lưới điện

    Hệ thống năng lượng mặt trời không nối lưới sẽ khả thi hơn hoặc có thể rẻ hơn rất nhiều so với việc đầu tư cơ sở hạ tầng để dẫn đường dây điện đến một số khu vực hẻo lánh, xa xôi với điện lưới quốc gia.

    Độc lập, tự chủ về nguồn điện 

    Việc sống ngoài lưới và tự túc có thể cho cảm giác thoải mái hơn đối với một số người. Và họ coi trọng việc không bị ràng buộc bởi lưới điện hơn là về mặt tài chính. Những sự cố mất điện đột ngột từ lưới điện quốc gia sẽ không hề ảnh hưởng đến sinh hoạt của họ.
    Tuy nhiên, ắc quy điện chỉ có thể lưu trữ một lượng năng lượng nhất định và trong những ngày thời tiết xấu có thể bị thiếu hụt điện sinh hoạt. Do đó, bạn cần phải cài đặt một máy phát điện dự phòng cho tình huống này nếu muốn thiết lập một dự án năng lượng mặt trời độc lập hoàn toàn cho gia đình mình.

    2. Những thiết bị kèm theo cần thiết cho hệ thống ngoài lưới: 

    Các dự án năng lượng mặt trời không nối lưới điển hình đòi hỏi các thành phần phụ sau:
    • Bộ điều khiển sạc ắc quy.
    • Ngân hàng pin lưu trữ điện.
    • Bộ ngắt kết nối DC (không bắt buộc).
    • Biến tần ngoài lưới.
    • Máy phát điện dự phòng (tuỳ chọn).

    Bộ điều khiển sạc 

    Bộ điều khiển sạc năng lượng mặt trời còn được gọi là bộ điều chỉnh sạc hoặc bộ điều chỉnh ắc quy. Bộ điều chỉnh sạc giới hạn tốc độ dòng được gửi đến ngân hàng pin lưu trữ và bảo vệ khỏi trước hợp sạc quá mức. Bộ điều khiển sạc tốt sẽ giữ cho ắc quy luôn hoạt động ổn định, đảm bảo tuổi thọ được tối ưu hoá.

    Pin lưu trữ 

    Nếu không có các ắc quy lưu trữ điện thì vào buổi tối bạn sẽ không có điện để sinh hoạt bởi hệ thống không thể tạo ra dòng điện khi không có ánh nắng Mặt trời.

    Công tắc ngắt DC 

    Cần có công tắc ngắt kết nối DC và AC cho tất cả các hệ thống điện mặt trời để đảm bảo an toàn. Đối với hệ thống độc lập, một công tắc ngắt dòng DC bổ sung giữa các ắc quy và biến tần. Nó được sử dụng để chặn dòng điện chạy qua giữa các thành phần này để đảm bảo an toàn cho bạn hoặc kỹ thuật viên khi xử lý sự cố hoặc bảo trì.

    Biến tần không nối lưới 

    Hầu hết các thiết bị sử dụng điện gia dụng đều sử dụng dòng điện xoay chiều (AC). Dòng điện chạy từ các tấm pin mặt trời thông qua bộ điều khiển sạc và ngân hàng ắc quy trước khi đến biến tần để chuyển đổi đưa vào sử dụng trong gia đình. Hệ thống năng lượng mặt trời lai tạp Đây là sự kết hợp tốt giữa độc lập và hòa lưới. Hệ thống này vừa có những lợi ích như hòa lưới vừa có được bộ lưu trữ một lượng điện sử dụng độc lập dự phòng.
     
    >>Có thể bạn muốn biết?
    Read more...

    Điện mặt trời và những câu hỏi thưởng gặp

    Xin chào các bạn!

    Hiện nay trên thị trường tiêu thụ năng lượng, điện năng lượng mặt trời được quan tâm nhiều hơn cả. Tuy nhiên do vẫn còn khá mới lạ tại thị trường Việt Nam nên vẫn có nhiều câu hỏi được đặt ra đối với người đã, đang và sẽ sử dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời. Dưới đây, ATECH đã tổng hợp lại một số câu hỏi thường gặp về hệ thống điện năng lượng mặt trời và giải đáp dưới đây, các bạn cùng tìm hiểu bên dưới nhé

    Câu 1: Tôi có thể mua thiết bị điện năng lượng mặt trời uy tín tại đâu?

    Trả lời:

    Hiện nay Công ty TNHH Thiết Bị và Xây Lắp Atech đang là một trong số những đơn vị phân phối thiết bị điện năng lượng mặt trời uy tín tại Việt Nam và là đại lý độc quyền của tập đoàn WordSunlight tại Việt Nam

    Công ty TNHH Thiết Bị và Xây Lắp Atech tự hào là doanh nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm trong việc cung cấp các sản phẩm, thiết bị ứng dụng nguồn năng lượng mặt trời, cung cấp các giải pháp chiếu sáng và điện mặt trời hiệu quả, đáng tin cậy cho các dự án thương mại, dân cư và công nghiệp. Với mong muốn cạnh tranh trên thị trường.

    Hiện nay tại Việt Nam, ATECH đang là đại lý độc quyền cho thương hiệu WorldSunlight nổi tiếng về thiết bị năng lượng mặt trời. Cùng với đó, chúng tôi cũng là đơn vị phân phối trực tiếp không qua trung gian Biến tần Sungrow của tập đoàn Solar Trung Quốc nổi tiếng Thế Giới tại Việt Nam.

    Để đăng kí đại lý xin vui lòng liên hệ Hotline: 0946 821 286.

    Câu 2: Tôi có thể đăng kí lắp đặt điện mặt trời mái nhà ở đâu?

    Trả lời
    Anh(chị) có thể thực hiện một trong các hình thức sau:
    – Gọi đến tổng đài 19006769;
    – Chat trực tuyến qua webchat tại website http://cskh.npc.com.vn/
    – Gửi email đến địa chỉ cskh@npc.com.vn
    – Truy cập trang Zalo TTCSKH Điện lực miền Bắc EVNNPC CSKH;
    – Truy cập ứng dụng EVNNPC CSKH;
    – Hoặc liên hệ trụ sở Điện lực địa phương gần nhất.
    Để biết thêm thông tin về Điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN), quý khách vui lòng truy cập vào địa chỉ website http://npc.com.vn/ và Website các đơn vị trực thuộc.

    Câu 3: Nếu hệ thống điện mặt trời áp mái có phát sản lượng dư lên lưới của Điện lực thì tháng đó tôi chỉ thanh toán phần điện chênh lệch sau khi đã trừ phần sản lượng phát lên lưới có phải không?

    Trả lời
    Các dự án ĐMTMN được thực hiện cơ chế mua bán điện theo chiều giao và chiều nhận riêng biệt của công tơ điện đo đếm hai chiều. Do đó, sản lượng điện tiêu thụ từ lưới của Điện lực KH phải thanh toán theo thỏa thuận trong Hợp đồng mua bán điện đã kí kết với ĐL, còn phần sản lượng điện bán cho ngành điện sẽ thanh toán theo thỏa thuận trong Hợp đồng mua bán điện cho dự án điện mặt trời trên mái nhà.

    Câu 4: Hình thức thanh toán sản lượng điện phát dư lên lưới như thế nào?

    Trả lời
    – Căn cứ vào sản lượng điện được chốt qua công tơ và giá mua điện theo quy định.- Đối với chủ đầu tư là doanh nghiệp có phát hành hóa đơn: hằng tháng CTĐL/ĐL thực hiện nhận hóa đơn, kiểm tra và thanh toán tiền điện theo hóa đơn do chủ đầu tư phát hành theo quy định.
    – Đối với chủ đầu tư là hộ gia đình, cá nhân không phát hành hóa đơn: hằng tháng, CTĐL/ĐL thực hiện chốt chỉ số 01 lần/ tháng để thanh toán tiền điện cho chủ đầu tư, tiền thanh toán không bao gồm thuế GTGT. Sau thời điểm kết thúc hàng năm hoặc sau khi kết thúc hợp đồng mua điện từ dự án, căn cứ “Biên bản xác nhận chỉ số công tơ, điện giao nhận và tiền điện thanh toán” hai bên sẽ thực hiện quyết toán tiền thuế GTGT theo quy định (nếu có).
    – Phương pháp xác định thuế GTGT đối với chủ đầu tư thực hiện theo hướng dẫn tại văn bản 1534/BTC-CST ngày 31/01/2019 của Bộ Tài chính.

    Câu 5: Từ khi đăng kí đến khi lắp đặt dự án điện mặt trời mái nhà mất bao lâu?

    Trả lời
    Thời gian thực hiện tại Công ty Điện lực/Điện lực: 04 ngày làm việc, trong đó:
    – Khảo sát và thoả thuận đấu nối: 01 ngày.
    – Kiểm tra thông số kỹ thuật của dự án: 01 ngày.
    – Lắp đặt công tơ 2 chiều và ký Hợp đồng mua bán điện: 02 ngày.
    Anh(chị) có thể xem lưu đồ tiếp nhận nhu cầu đăng kí của khách hàng đến khi kí kết hợp đồng với Điện lực cụ thể như sau:

    Câu 6: Giá mua điện mặt trời áp mái của EVN sẽ áp dụng trong năm 2019 và những năm sau như thế nào ?

    Trả lời
    – Từ ngày 01/01/2019 đến 31/12/2019, giá mua điện (chưa bao gồm thuế GTGT) 2.134 đồng/kWh (tương đương với 9,35 UScents/kWh nhân với tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố áp dụng cho ngày 31/12/2018 là 22.825 đồng/USD).
    – Kể từ năm 2020 và các năm tiếp theo, giá mua điện (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) được xác định theo từng năm và được tính bằng tiền Việt Nam đồng tương đương với 9,35 UScents/kWh nhân với tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố áp dụng cho ngày cuối cùng của năm trước.

    Câu 7: Nhà tôi đã lắp đặt hệ thống điện mặt trời, tôi muốn đăng kí bán điện dùng dư cho Điện lực thì cần những giấy tờ nào?

    Trả lời
    Trước 03 ngày so với ngày dự kiến hoàn thành lắp đặt dự án, chủ đầu tư gửi một bộ hồ sơ đề nghị bán điện cho CTĐL/ĐL như sau:
    1. Giấy đề nghị bán điện (mẫu có sẵn của ĐL);
    2. Hồ sơ kỹ thuật (nếu có): tài liệu kỹ thuật về tấm pin quang điện, bộ inverter; giấy chứng nhận xuất xưởng/chứng nhận chất lượng thiết bị của nhà sản xuất; các biên bản thí nghiệm các thông số kỹ thuật đáp ứng quy định hiện hành bởi một đơn vị có đủ năng lực.
    3. Đối với dự án ĐMTMN có công suất ≥ 01 MWp: chủ đầu tư cần thực hiện thủ tục bổ sung quy hoạch phát triển điện mặt trời, thủ tục cấp phép hoạt động điện lực theo quy định tại Thông tư 16/2017/TT-BCT, Thông tư số 12/2017/TT-BCT ngày 31/7/2017 của Bộ Công Thương và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

    Câu 8: Các hạng mục cần kiểm tra ban đầu khi đấu nối và trong quá trình vận hành dự án điện mặt trời áp mái.

    Trả lời
    Các hạng mục cần kiểm tra bao gồm: tần số, điện áp, cân bằng pha, xâm nhập của dòng điện một chiều, sóng hài điện áp, nối đấy và khả năng bảo vệ theo mô tả đặc tính trong Thông tư 39/2015/TT- BCT và Thông tư 16/2017/TT-BCT.
    Để biết thêm thông tin về các chỉ số này, quý khách vui lòng truy cập vào địa chỉ Website npc.com.vn -> Chuyên mục NPC&khách hàng – >Trình tự thủ tục

    Câu 9: Công ty tôi hiện tại đang sử dụng điện cho mục đích sản xuất, giờ có thêm hệ thống điện mặt trời mái nhà và muốn bán điện cho Điện lực thì Điện lực có lắp đặt miễn phí cho tôi công tơ dùng để đo sản lượng điện mặt trời không?

    Trả lời
    Đối với chủ đầu tư đã có hợp đồng mua điện tại địa điểm lắp đặt dự án: Ngay sau khi kiểm tra và đồng ý mua điện, CTĐL/ĐL thực hiện thay thế công tơ đo đếm 01 chiều bằng công tơ đo đếm 02 chiều (miễn phí) và ký hợp đồng mua điện từ dự án với chủ đầu tư. Trường hợp phải chuyển đổi điểm đấu nối với lưới điện hạ áp từ 01 pha sang 03 pha để đấu nối dự án ĐMTMN, chủ đầu tư chịu trách nhiệm nâng cấp dây dẫn sau công tơ, CTĐL/ĐL chịu trách nhiệm nâng cấp dây dẫn từ công tơ đến điểm đấu nối và công tơ.

    Câu 10:  Lợi ích của pin năng lượng mặt trời ở Việt Nam là gì?

    Trả lời
    Các tấm pin mặt trời ở Việt Nam là một công nghệ năng lượng tái tạo phổ biến. Bên cạnh việc thân thiện với môi trường, pin mặt trời cung cấp tiết kiệm đáng kể cho hóa đơn điện của bạn. Và trong khi có một vài bất lợi, lợi ích lâu dài của việc đầu tư vào các tấm pin mặt trời lớn hơn đáng kể.
    Dưới đây là danh sách những ưu và nhược điểm chính của nguồn năng lượng tái tạo này:
    • ƯU ĐIỂM
    Giảm các hóa đơn tiền điện
    Năng lượng trong những năm vừa qua tăng ít nhất 7% một năm. Bạn có thể tự bảo vệ mình khỏi các hóa đơn tiện ích gia tăng bằng cách kết hợp các tấm pin mặt trời vào hỗn hợp năng lượng của bạn. Điều này sẽ giảm đáng kể các khoản tiền điện của bạn. Vì vậy, trong khi chi phí tiện ích tiếp tục tăng cao mỗi năm, việc lắp đặt pin năng lượng mặt trời có thể giúp giảm tác động. Cũng nên nhớ rằng điện năng sinh ra từ các tấm pin mặt trời là miễn phí.
    Bán lại điện
    Nếu hệ thống của bạn sản xuất nhiều năng lượng hơn bạn cần, thông qua các chương trình thuế quan, bạn có thể bán thặng dư trở lại lưới điện. Vì vậy, ngoài việc cắt giảm hóa đơn tiện ích, đầu tư vào các tấm pin mặt trời sẽ cho bạn một khoản bảo đảm cho thu nhập được nhà nước hỗ trợ trong 20 năm tới.
    Giảm thải Carbon
    Chuyển sang sử dụng năng lượng mặt trời sẽ cắt giảm lượng khí thải carbon, vì nó là một nguồn năng lượng tái sinh. Không giống như các máy phát điện truyền thống, năng lượng mặt trời không thải ra bất kỳ khí cacbonic (CO2) hoặc các chất gây ô nhiễm khác. Ước tính cũng cho thấy rằng các tấm pin mặt trời cho nhà có thể tiết kiệm được khoảng một tấn CO2 mỗi năm, mà đến khoảng 25 tấn trong suốt thời gian vận hành của nó.
    Hiệu quả quanh năm
    Các tấm pin mặt trời hoạt động quanh năm. Khả năng của chúng được phát huy đầy đủ nhất  trong những tháng đầy nắng, nhưng chúng cũng sản xuất một lượng điện đáng kể trong mùa đông, cũng như vào những ngày nhiều mây.
    Không cần bảo trì nhiều
    Các tấm pin mặt trời cần hầu như không cần bảo trì. Một khi các tấm pin này được lắp đặt, bạn cần phải giữ chúng sạch sẽ và kiểm tra xem có bất kỳ cây nào bắt đầu che phủ bóng râm lên chúng không. Giữ cho pin được sạch sẽ thậm chí còn dễ dàng hơn khi các tấm pin mặt trời được lắp trên mái nhà nghiêng, vì lượng mưa có thể giúp làm sạch bụi khỏi hệ thống.
    Với các tấm pin mặt trời lắp đặt trên mặt đất, bảo trì có thể là nhiều vấn đề hơn, vì lắp đặt ở đây có thể tích tụ bụi, mảnh vụn hoặc phân chim. Bất kỳ bụi bẩn nào có thể được lấy ra khỏi tấm pin mặt trời bằng cách sử dụng nước nóng, bàn chải, và có thể một số chất tẩy rửa khác.
    Độc lập với lưới điện
    Các tấm pin mặt trời độc lập với hệ thống lưới điện công cộng nên rất lý tưởng cho các khu vực xa xôi, nơi mở rộng đường dây điện để kết nối với lưới điện điện sẽ là quá đắt. Đây là một giải pháp hợp lý và hiệu quả cho những ngôi nhà bị cô lập ở các vùng nông thôn, hải đảo.
    Cũng có khả năng tích hợp pin lưu trữ các hệ thống pin năng lượng mặt trời, và điều này có thể được sử dụng như một bộ lưu trữ năng lượng. Pin dự trữ năng lượng được thu thập bởi pin mặt trời, dự trữ điện cho các ngày mưa hoặc để sử dụng suốt đêm. Hệ thống pin mặt trời rất tốn kém, và thông thường giá dao động từ 700.000 đến 7 triệu tùy thuộc vào kích cỡ và công suất của pin. Tuy nhiên, phát triển công nghệ đang dẫn đến các giải pháp mới và cuối cùng sẽ đưa ra một giải pháp tuyệt vời cho năng lượng mặt trời vào ban đêm
    • NHƯỢC ĐIỂM

    Chi phí ban đầu cao
    Không có gì ngạc nhiên khi chi phí cho bảng năng lượng mặt trời ban đầu cao. Mặc dù, một số chương trình trợ cấp cũng như trợ cấp của chính phủ giúp cân đối chi tiêu. Khi các công nghệ mới trong lĩnh vực năng lượng mặt trời xuất hiện, giá các tấm pin mặt trời sẽ tiếp tục giảm làm cho đầu tư trở nên hợp lý hơn.
    Phụ thuộc vào ánh sáng mặt trời
    Các tấm pin mặt trời phụ thuộc vào ánh sáng mặt trời, và mặc dù điều này không nhất thiết phải là ánh sáng mặt trời trực tiếp, chúng hiệu quả nhất ở các vị trí có ánh sáng mặt trời trực tiếp. Do đó, chúng không thể sản xuất năng lượng vào ban đêm và ít hiệu quả hơn trong mùa đông nhiều mây. Do đó, giải pháp hiệu quả cho việc này là chuyển sang lưới điện chính vào ban đêm. Ngoài ra, ngôi nhà có hệ thống độc lập có thể lưu trữ năng lượng trong pin trong ngày để sử dụng vào ban đêm.
    Vị trí của pin mặt trời
    Một vị trí không chính xác của các tấm pin mặt trời có thể là một trở ngại lớn cho hiệu quả của việc phát điện. Những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi điều này là những ngôi nhà được bao phủ bởi cây cối và cảnh quan. Cũng giống như vậy, nếu bạn sống trong một khu vực bao quanh bởi các tòa nhà lớn, hiệu quả của các tấm pin mặt trời sẽ bị hạn chế. Tuy nhiên, hiệu quả có thể được tăng lên bằng cách thêm nhiều tấm hơn vào mái nhà của bạn để tạo ra một nguồn cung cấp đầy đủ điện.

    Câu 11: Các lưu ý trước khi đầu tư vào hệ thống pin năng lượng mặt trời

    Trả lời
    Nếu bạn muốn tối đa hóa lợi ích của việc đầu tư vào các tấm pin mặt trời và bạn muốn cắt giảm chi tiêu của mình cho các hóa đơn tiện ích thì bạn nên chắc chắn rằng tài sản của bạn cũng hiệu quả như thể nó có thể. Một số yếu tố chính cần xem xét là:
    Vị trí
    Hệ thống có nằm để các tế bào năng lượng mặt trời có thể bắt ánh mặt trời, ít nhất là từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều ? Các hệ thống như pin mặt trời gắn trên mái nhà phụ thuộc rất nhiều vào một vị trí tốt và hướng của tấm pin.
    Khả năng phù hợp với mái nhà
    Khi lắp đặt hệ thống pin mặt trời trên các tòa nhà cũ, điều quan trọng là phải xem xét liệu mái nhà có thể chịu được trọng lượng của hệ thống pin mặt trời hay không.
    Kích thước của tấm pin mặt trời
    Các tấm pin năng lượng mặt trời có tất cả các loại hình dạng và kích cỡ khác nhau. Tính toán nhu cầu điện sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quát hơn về kích thước của hệ thống cần thiết.

    Câu 12: Những giải pháp công nghệ cho hệ thống điện mặt trời mái nhà

    Trả lời
    Năng lượng mặt trời có thể chuyển thành điện năng bằng hai cách: một là sử dụng pin năng lượng mặt trời (PV), bằng các vật liệu bán dẫn có khả năng hấp thụ photon và phát ra electron (hiệu ứng quang điện); và hai là sử dụng những tua-bin nhiệt như những máy phát điện khác, nhiệt năng từ ánh sáng mặt trời sẽ làm nước bốc hơi, và từ đó làm quay tua-bin và tạo ra dòng điện. Đây cũng chính là cơ chế của các nhà máy điện sử dụng công nghệ nhiệt mặt trời hội tụ (nhiệt độ cao).
    – Công nghệ nhiệt điện mặt trời hội tụ (Concentrated Solar Power – CSP): các bộ thu NLMT là các bộ hội tụ (như máng gương parabon, tháp hội tụ sử dụng các gương phẳng…). Quá trình chuyển đổi NL thực hiện qua 2 bước. Đầu tiên, NLMT được hội tụ để tạo ra nguồn NL có mật độ và nhiệt độ rất cao. Sau đó nguồn NL này làm hóa hơi nước ở áp suất và nhiệt độ cao để cấp cho tua-bin của máy phát điện để sản xuất điện. Ở một số nhà máy CSP ở các nước Trung Đông và Tây Ban Nha người ta còn kết hợp để sản xuất điện và nước sạch từ nước biển nhờ ngưng tụ hơi nước. Thực tế cho thấy công nghệ này có hiệu suất chuyển đổi khá cao, khoảng 25%, nhưng nó chỉ có hiệu quả ở các khu vực có mật độ NLMT cao hơn 5,5 kWh/m2.ngày và công suất nhà máy không nhỏ hơn 5 MW. Ngoài ra, cần có thêm thiết bị điều khiển các bộ thu luôn dõi theo chuyển động của mặt trời.
    – Công nghệ nhiệt mặt trời nhiệt độ thấp: công nghệ thu NLMT và chuyển đổi thành nguồn Năng lượng nhiệt có nhiệt độ thấp (dưới 2000C) dựa trên hiệu ứng nhà kính. Công nghệ này hiện nay chủ yếu được ứng dụng để sản xuất nước nóng (cho sinh hoạt, cho các dây chuyền sản xuất công nghiệp…). Các bộ thu và chuyển đổi NLMT trong công nghệ này là các thiết bị nước nóng NLMT hay còn gọi là collector nhiệt mặt trời.
    – Công nghệ quang điện (Solar Photovoltaic – SPV): thiết bị thu và chuyển đổi NLMT là các mô đun pin mặt trời (PMT), nó biến đổi trực tiếp NLMT thành điện năng (dòng một chiều DC). Nhờ các bộ biến đổi điện (Inverter) dòng điện DC được chuyển thành dòng xoay chiều AC. Dàn PMT gồm nhiều mô đun PMT ghép nối lại, có thể có công suất từ vài chục W đến vài chục MW. Hệ thống có cấu trúc đơn giản, hoạt động tin cậy và lâu dài, công việc vận hành và bảo trì bảo dưỡng cũng đơn giản, chi phí rất thấp và đặc biệt hiệu suất, chất lượng tấm pin luôn được nghiên cứu và phát triển.
    Kết luận: Như vậy, với nhu cầu sử dụng điện và tận dụng diện tích trống của mái nhà thì áp dụng Công nghệ quang điện là phù hợp nhất.

    Câu 13: Những Mô hình vận hành của hệ thống điện mặt trời trên mái nhà

    Trả lời
    Hiện nay có 3 mô hình hệ thống như sau:
    1. Hệ thống NLMT độc lập (Off Grid Solar System):
    Hệ thống NLMT sẽ chuyển hóa quang năng từ Mặt trời thông qua Tấm pin thành điện năng và điện năng này được lưu trữ trực tiếp trên acquy, hệ thống hoạt động độc lập và không cần điện lưới quốc gia.
    Hệ thống NLMT độc lập được dùng trong các trường hợp sau:
    –  Nơi không có lưới điện quốc gia hoặc chi phí cho việc phát triển lưới điện quá cao.   
    – Có lưới điện nhưng muốn có hệ thống điện của riêng mình.
    – Cung cấp năng lượng cho các phương tiện di chuyển liên tục.
    – Cần hệ thống điện tuyệt đối an toàn, hoàn toàn sử dụng điện 1 chiều.
    * Ưu điểm của hệ thống:
    – Tự chủ nguồn điện, không phụ thuộc vào lưới điện quốc gia.
    – Rất linh hoạt, có thể lắp đặt ở mọi nơi.
    * Nhược điểm của hệ thống:
    – Chi phí đầu tư cho hệ thống lưu trữ điện một chiều lớn nếu muốn đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu sử dụng điện.
    – Việc thay mới hệ thống acquy sẽ tạo ra nguồn xả thải độc hại và khó xử lý cho môi trường.       
    – Acquy phải được thay thế thường xuyên.
    2. Hệ thống NLMT nối lưới trực tiếp (On Grid System):
    Hệ thống NLMT sẽ chuyển hóa quang năng thành điện một chiều thông qua tấm Pin. Nguồn 1 chiều này sẽ được chuyển đổi thành nguồn xoay chiều cùng pha và cùng tần số với lưới điện quốc gia để cấp cho tải, nếu dư sẽ được hòa vào lưới điện.
    Hệ thống NLMT được dùng cho các tải tiêu thụ nhiều điện năng vào ban ngày như Nhà xưởng, Trường học, Bệnh viện, Cơ quan, hộ gia đình…
    * Ưu điểm của hệ thống:
    – Cấu trúc rất đơn giản, độ bền cao.
    – Chi phí cho đầu tư và kiểm tra bảo dưỡng thấp.
    – Giảm lượng điện năng tiêu thụ từ lưới vào ban ngày.
    – Có nguồn thu từ việc bán điện dư lên lưới.
    – Giảm được gánh nặng cho lưới điện quốc gia vào các mùa khô hạn và giờ cao điểm.
    * Nhược điểm của hệ thống:
    – Không có điện cung cấp cho tải khi mất điện lưới.
    – Nếu triển khai HTĐMT áp mái tập trung quá nhiều trong một khu vực có thể ảnh hưởng đến vận hành lưới điện và chất lượng điện năng.
    – Điện NLMT chỉ tạo ra vào ban ngày, ban đêm vẫn phải sử dụng điện do lưới điện quốc gia cung cấp.
    – Không dùng được cho các khu vực ít nắng hay bị mưa bão ảnh hưởng.
    3. Hệ thống kiểu kết hợp, vừa lưu trữ vừa hòa lưới:
    Đây là hệ thống kết hợp giữa kiểu độc lập và nối lưới trực tiếp. Điện 1 chiều sinh ra từ tấm Pin sẽ được ưu tiên nạp vào hệ thống lưu trữ (hệ thống acquy), sau đó sẽ được biến đổi thành điện xoay chiều để cung cấp cho tải, nếu dư sẽ được phát ngược lên lưới điện quốc gia.
    Hệ thống kiểu kết hợp được dùng cho tải yêu cầu phải luôn có điện như Bệnh viện, Trung tâm dữ liệu… Hệ thống NLMT sẽ tạo ra điện năng cung cấp cho tải và hòa lên lưới điện (nếu dư). Trong trường hợp mất điện, chức năng hòa động bộ của Inverter sẽ ngưng hoạt động, điện từ hệ thống lưu trữ sẽ được nghịch lưu và cấp điện cho tải.
    Hệ thống NLMT vừa lưu trữ vừa hòa lưới kết hợp ưu điểm của hai hệ thống nêu trên, tuy nhiên chi phí cho việc đầu tư và bảo dưỡng hệ thống là rất lớn.
    4. Kết luận lựa chọn mô hình hệ thống:
    Từ những ưu nhược điểm của từng kiểu hệ thống, đề xuất lựa chọn Hệ thống NLMT kiểu nối lưới trực tiếp và không sử dụng hệ thống ắc quy lưu trữ. Lợi ích của hệ thống là rất dễ thấy:
    – Chi phí đầu tư và bảo dưỡng thấp.
    – Tận dụng được thời gian nắng trong ngày để tạo ra điện năng.
    – Khả năng thu hồi vốn nhanh, hiệu quả kinh tế cao.
    – Góp phần bảo vệ môi trường, khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo và tạo hình ảnh đẹp, thân thiện của EVNCPC đối với Xã hội.

    Sơ đồ tổng thể của Hệ thống NLMT nối lưới trực tiếp

    Câu 14: Các thiết bị của hệ thống điện mặt trời trên mái nhà

    Trả lời
    Các thiết bị của hệ thống điện mặt trời trên mái nhà gồm:
    – Dàn tấm pin: dùng để hấp thụ ánh sáng mặt trời tạo thành dòng điện một chiều.
    – Inveter hòa lưới: dùng để chuyển đổi dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều sin chuẩn.
    – Hệ thống khung giàn giá đỡ: dùng để gắn, đỡ các tấm pin trên mái nhà và tạo góc nghiêng phù hợp cho tấm pin để hứng áng sáng mặt trời tối đa.
    – Phụ kiện và các thiết bị điện khác:
    + Cáp điện, ống bảo vệ cáp, tủ điện đóng cắt.
    + Công tơ 2 chiều dùng để đo đếm điện năng giao nhận.

    Câu 15: Lựa chọn các thiết bị chính cho hệ thống điện mặt trời trên mái nhà như thế nào?

    Trả lời
    Hệ thống điện mặt trời trên mái nhà được thiết kế vận hành với thời gian dài, từ 20-25 năm. Tuy nhiên, để đạt được tuổi thọ như trên và suy giảm hiệu suất hàng năm thấp cần lựa chọn các thiết bị trong hệ thống điện mặt trời có chất lượng tốt, được chế tạo theo các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế
              – Tấm pin: theo thống kê hiện nay trên thị trường toàn cầu thì công nghệ tấm pin chủ yếu các dạng Silic đa tinh thể (Poly-Si) và Silic đơn tinh thể (Mono-Si). Theo quy định tại quyết định 11/QĐ-TTG ngày 11/4/2017 của Thủ Tướng Chính phủ thì tấm pin phải có hiệu suất chuyển đổi quang điện lớn hơn 15%.
              – Inveter: hệ thống điện mặt trời trên mái nhà hiện nay sử dụng chủ yếu loại inverter tập trung, có hiệu suất từ 98% trở lên. Các inverter hòa lưới cần có chức năng anti – Islanding (chức năng chống vận hành độc lập khi mất điện lưới) để đảm bảo vận hành an toàn cho thiết bị và con người.

    Câu 16: Khi điện lưới cắt, hệ thống có hoạt động được không? Trong những ngày mây mù, mưa, liệu có đủ điện để sử dụng sinh hoạt?

    Trả lời
    Về mặt kỹ thuật, khi lưới điện cúp, hệ thống sẽ không thể đo các thông số từ điện lưới nên từ đó cũng tự động dừng hoạt động (ngay cả khi đang có nắng). Với cơ sở hạ tầng điện hiện nay và ngày càng nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, việc mất điện lưới là rất hạn chế nên không ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống điện mặt trời.
    Trong những ngày mây mưa, hệ thống vẫn hoạt động liên tục nhưng lượng điện năng phát sẽ giảm theo cường độ ánh sáng. Lúc này điện lưới sẽ tự động hòa vào để bổ sung lượng điện còn thiếu, đảm bảo cung cấp tải ổn định và liên tục, việc sinh hoạt, sản xuất hoàn toàn không bị ảnh hưởng, gián đoạn trong mọi điều kiện thời tiết.

    Câu 17: Cần phải bảo trì, vận hành hệ thống như thế nào?

    Trả lời
    Hệ thống hoạt động hoàn toàn tự động. Tuy nhiên, khách hàng cần thường xuyên vệ sinh tấm pin để tẩy sạch các bụi bẩn trên bề mặt, giúp nâng cao khả năng hấp thụ ánh sáng nhằm tối ưu hiệu quả làm việc của hệ thống. Chu kỳ vệ sinh thường khoảng 2-3 tháng/lần tùy thuộc vào khu vực.

    Câu 18: Hệ thống hòa lưới có ảnh hưởng đến kết cấu và thẩm mỹ của ngôi nhà?

    Trả lời
    Hệ thống điện mặt trời trên mái nhà cần được khảo sát mặt bằng, kết cấu sau đó tiến hành thiết kế, tính toán chi tiết và thảo luận với khách hàng trước khi tiến hành thi công. Bên cạnh các yếu tố kỹ thuật, Hệ thống điện mặt trời trên mái nhà cần tập trung vào tính thẩm mỹ của hệ thống đến từng chi tiết (như khung giàn, dây cấp) để đảm bảo hệ thống đồng bộ với kiến trúc, thẩm mỹ căn nhà.

    Câu 19: Ngoài việc tiết kiệm chi phí điện năng, việc sử dụng NLMT còn có thể mang đến lợi ích gì cho chủ đầu tư?

    Trả lời
    Ngoài việc cắt giảm 1 phần đáng kể chi phí điện năng hằng tháng, hệ thống điện mặt trời còn mang đến các giá trị sau:
    1. Giảm nóng cho phần mái nhà, giảm điện năng sử dụng máy lạnh cho tầng áp mái.
    2. Tăng tính mỹ quan của tòa nhà, tăng giá trị bất động sản.
    3. Nâng cao thương hiệu, hình ảnh của doanh nghiệp khi tiên phong trong xu hướng sử dụng năng lượng sạch.
    4. Giúp doanh nghiệp đạt các tín chỉ bảo vệ môi trường, giảm lượng CO2 trên đầu sản phẩm tạo ra để hỗ trợ các tiêu chuẩn xuất khẩu (cho xưởng sản xuất), tạo hình ảnh du lịch sinh thái, tăng lượng khách du lịch (resort, khách sạn, vườn bảo tồn, …)

    Câu 20: Hiện có hỗ trợ nào tư chính phủ cho việc đầu tư hệ thống năng lượng mặt trời?

    Trả lời
    Ngày 12.9.2017, Bộ Công thương ban hành Thông tư 16/2017/TT-BCT quy định về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời và Thông tư đã chính thức có hiệu lực vào ngày 26.10.2017.
    Thông tư quy định các dự án điện mặt trời được hưởng cơ chế giá bán điện tại điểm giao nhận điện là 2.086 đồng/kWh (tương đương với 9,35 Uscents/kWh, được điều chỉnh theo biến động tỷ giá VND/USD). Bên mua điện có trách nhiệm mua toàn bộ sản lượng điện từ dự án điện mặt trời nối lưới có ngày vận hành thương mại trước 30/6/2019 theo hợp đồng mua bán điện mẫu được áp dụng 20 năm.

    Câu 21: Các tấm pin mặt trời có dễ vỡ không? Nếu hỏng 1 tấm pin các tấm còn lại có phát điện tạm thời không?

    Trả lời
    Các tấm pin mặt trời (Solar panel) hiện nay được chế tạo theo tiêu chuẩn IEC – 61215 có thể chịu được áp lực gió đến hơn 2400N/m2, chịu được mưa đá, ăn mòn hóa học, ăn mòn sương muối. Bề mặt tấm pin được bảo vệ bằng kính cường lực có chiều dày từ 3,2-4mm. Do đó có thể khẳng định tấm pin mặt trời rất khó vỡ.
    Do các tấm pin mặt trời được mặt nối tiếp với nhau nên nếu có 1 tấm pin bị hỏng thì chuỗi các tấm pin chứa tấm pin hỏng đó sẽ dừng phát điện do hở mạch. Để khắc phục, KH cần tìm ra tấm pin hỏng để tách ra khỏi chuỗi vận hành hoặc thay thế bằng tấm pin tốt. Khuyến nghị không lắp đặt các tấm pin thành một chuỗi nối tiếp quá dài mà nên lắp đặt thành nhiều chuỗi ngắn song song để giảm thiểu ảnh hưởng gây ra cho cả hệ thống khi có 1 tấm pin hỏng.

    Câu 22: Hiện tại Chính phủ có hổ trợ gì đối với các doanh nghiệp sản xuất lắp điện mặt trời? Như: Cho vay vốn ưu đãi …

    Trả lời
    Theo điều 10 QĐ 11/2017/QĐ-TTg thì Chính phủ sẽ miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cho dự án điện mặt trời; miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án điện mặt trời.
    Hiện nay, Chính phủ và EVN đang tìm kiếm nguồn tài trợ từ các tổ chức tài chính quốc tế để tìm cách hỗ trợ một phần kinh phí lắp đặt ĐMT áp mái cho người dân, doanh nghiệp. Và có 1 số Ngân hàng, tổ chức tài chính đã cung cấp các sản phẩm tín dụng hỗ trợ phát triển ĐMT….

    Bạn muốn mua linh kiện lắp đặt, vui lòng liên hệ với chúng tôi để có giá tốt: 0946 821 286

    > Có thể bạn muốn biết?

    Read more...
    Hướng dẫn cách sử dụng cáp MC4

    Cách sử dung jack kết nối MC4 và dây cáp DC

    Ghi chú: Có nhiều loại đầu nối pin mặt trời ăn khớp với nhau. Bài viết này đề cập đến các đầu nối MC4, nhưng các nguyên tắc này sẽ tương tự với các đầu nối khác như Amphenol H4, Tyco và SMK.

    Đầu nối MC4 và dây cáp mở rộng MC4 (8ft, 15ft, 30ft, 50ft, 100ft) là gì? – Nếu bạn đang có thắc mắc này, có lẽ bạn đã và đang nhận thấy rằng hầu hết các tấm pin năng lượng mặt trời cao cấp và hiện đại ngày nay đều được sản xuất ăn khớp với các dây dẫn có đầu nối MC4 ở hai đầu. Vài năm trước, các tấm pin được chế tạo với một hộp nối ở phía sau, yêu cầu người cài đặt phải gắn dây thủ công vào các cực âm/dương. Phương pháp này hiện vẫn được sử dụng, những ngày càng ít đi. Các loại pin năng lượng mặt trời hiện đại có xu hướng sử dụng đầu nối MC4 bởi vì chúng giúp việc kết nối dây dẫn cho các mảng pin trở nên đơn giản và nhanh hơn. Các loại đầu nối có hai loại là đực (phích cắm) và cái (lỗ cắm) để có thể gắn lại với nhau. Chúng đáp ứng các yêu cầu của Bộ luật điện quốc gia, được chứng nhận UL và là phương thức kết nối ưa thích của những người giám sát điện. Do cơ chế khóa của các đầu nối MC4, chúng sẽ rất khó bị hở và rất phù hợp với việc sử dụng ngoài trời. Các đầu nối có thể được gỡ ra những đòi hỏi chúng ta phải sử dụng một công cụ mở khóa đặc biệt riêng của MC4.

    1. Kết nối các mô-đun được trang bị MC4 trong chuỗi:

    Nếu bạn có hai hoặc nhiều tấm pin năng lượng mặt trời nối tiếp, các đầu nối MC4 sẽ giúp việc kết nối trở nên cực kỳ đơn giản. Hãy nhìn vào bảng pin thứ nhất và bạn sẽ nhận thấy rằng nó có 2 dây kéo dài từ hộp nối. Một dây là DC dương (+) và dây còn lại là DC âm (-). Thông thường, đầu nối MC4 cái được liên kết với dây dẫn dương và đầu nối đực được liên kết với dây dẫn âm. Điều này có khác trong một số trường hợp nhất định, vì vậy, luôn luôn phải xem xét thông tin trên hộp nối hoặc kiểm tra cực tính bằng vôn kế kỹ thuật số. Kết nối chuỗi là khi bạn nối các tấm pin mặt trời lại với nhau bằng cách kết nối DC dương của tấm pin này với DC âm của tấm pin khác, đầu nối đực sẽ cắm vào đầu nối cái. Dưới đây là một sơ đồ đơn giản để bạn dễ hình dung:

    cách nối cáp MC4

    Cách nối cáp MC4

    Như bạn có thể thấy, hai tấm pin hiện được kết nối với nhau bởi một cặp đầu nối (đực và cái). Điều này làm tăng điện áp của mạch.

    Ví dụ: Nếu các bảng pin của bạn có điện áp định mức là 18V (Vmp), thì khi kết nối 2 tấm pin như vậy sẽ đo được điện áp định mức là 36V. Nếu bạn kết nối 3 tấm pin nối tiếp, tổng Vmp sẽ là 54V. Dòng điện ở công suất tối đa (ký hiệu Imp) sẽ không đổi khi chúng ta đấu dây mạch nối tiếp.

    Nối các mô-đun được trang bị MC4 song song: Đấu dây song song thì ta phải nối các DC dương của mô-đun này với DC dương của mô-đun khác (tương tự âm với âm). Phương pháp này sẽ tăng dòng điện ở công suất tối đa (Imp) trong khi điện áp sẽ không bị thay đổi.

    Ví dụ: Giả sử các mô-đun của bạn có điện áp định danh là 8 ampe và điện áp định danh là 18V. Nếu bạn kết nối song song 2 tấm pin này, tổng cường độ dòng điện định mức lúc này sẽ là 16A và điện áp sẽ vẫn duy trì ở mức 18V. Khi kết nối hai hoặc nhiều tấm pin theo kiểu song song, bạn sẽ cần thêm một vài thiết bị bổ sung. Nếu bạn chỉ sử dụng 2 tấm pin, phương pháp đơn giản nhất là sử dụng các đầu nối MC4 đa chức năng. Rõ ràng là bạn không thể nối 2 đầu nối đực với nhau hoặc 2 đầu nối cái với nhau, vì vậy chúng ta phải sử dụng các đầu nối đa chức năng để thực hiện việc đó. Có hai loại đầu nối đa chức năng. Một loại cho phép 2 đầu nối đực MC4 ở phía đầu vào và có một đầu nối đực MC4 cho đầu ra của nó. Loại còn lại cho phép 2 đầu nối cái MC4 và có đầu nối cái MC4 cho đầu ra của nó. Về cơ bản, bạn đã giảm số lượng dây từ hai cực dương và hai cực âm thành một cực dương và một cực âm. Dưới đây là một sơ đồ để bạn có thể hình dung đơn giản hơn:

    Cách nối cáp MC4

    Nếu bạn đấu dây song song nhiều hơn 2 tấm pin hoặc là các chuỗi tấm pin song song, điều này sẽ đòi hỏi một thiết bị được gọi là hộp kết hợp PV. Bạn sẽ không còn cần các đầu nối đa chức năng nữa vì hộp kết hợp đã được tích hợp chức năng này. Các đầu nối đa chức năng chỉ thích hợp để nối song song 2 tấm pin với nhau. Nếu bạn cần kết nối nhiều hơn 2 tấm pin hoặc các chuỗi song song thì sẽ phải cần đến hộp kết hợp PV. Tùy thuộc vào số lượng tấm pin hoặc số chuỗi tấm pin mà chúng ta sẽ lựa chọn hộp kết hợp có kích thước phù hợp.

    2. Dây cáp mở rộng MC4 là gì? Cách sử dụng chúng như thế nào?

    Bạn đừng quá lo lắng về cáp mở rộng MC4. Nếu bạn chưa bao giờ phải “động tay động chân” đến các kết nối pin mặt trời trước đây, thì chúng có thể khiến bạn hơi bối rối. Trước hết, dây cáp tương đối đắt tiền. Vì vậy, không ai muốn mua một đoạn dây cáp quá dài rất mắc tiền sau đó phải cắt bỏ đi (chắc chắn một điều là bạn không thể trả lại cửa hàng đoạn cáp thừa từ việc cắt bỏ). Do đó, chúng ta cần chắc chắn rằng phải hiểu đầy đủ cách chọn độ dài phù hợp và cách sử dụng chúng để kết nối các bảng pin của bạn với nhau.

    Dây cáp mở rộng MC4 có khái niệm rất giống với dây cáp điện. Giống như dây cáp điện nối dài, dây cáp mở rộng MC4 sẽ có một đầu cắm đực và một đầu dây cái. Chúng có sẵn các mức chiều dài tiêu chuẩn khác nhau từ 8 đến 100 feet.

    Chúng ta hãy quay trở lại ví dụ đầu tiên về việc nối hai mô-đun nối tiếp. Khi bạn đã kết nối 2 mô-đun nối tiếp, bạn cần sử dụng dây cáp MC4 để mang nguồn điện đó đến bất cứ nơi nào có thiết bị điện của bạn (thường là bộ ngắt mạch và bộ điều khiển sạc năng lượng mặt trời). Các hệ thống năng lượng mặt trời mini sử dụng 2 mô-đun thường được dùng cho xe dã ngoại (RV) hoặc thuyền, vì vậy bạn thường có thể sử dụng cáp mở rộng dẫn điện trực tiếp.

    Khi bạn sử dụng các tấm pin mặt trời trên mái nhà hoặc cabin, khoảng cách mà dây dẫn phải đi thường khá dài và sử dụng dây cáp sẽ có thể không còn thực tế nữa. Trong trường hợp này, cáp mở rộng được sử dụng để kết nối các tấm pin với hộp tổ hợp. Bằng cách đó, bạn có thể sử dụng hệ thống dây điện ít tốn kém hơn. Giả sử tổng chiều dài dây cần thiết để dẫn điện từ các tấm pin đến thiết bị điện của bạn là 20 feet. Lưu ý: Đây là giải đoạn mà phần lớn mọi người đều bắt đầu cảm thấy bối rối.

    Bạn chỉ cần một cáp mở rộng với chiều dài 50 feet sẽ phù hợp nhất cho trường hợp này. Hãy nhớ rằng 2 tấm pin mà bạn đã kết nối với nhau có một dây dẫn dương với đầu nối MC4 đực và một dây dẫn âm với đầu nối MC4 cái. Để di chuyển khoảng cách 20 feet đến thiết bị của bạn, bạn sẽ cần một dây 20 feet với đầu nối đực và dây 20 feet với đầu nối cái. Do đó, bằng cách mua cáp 50 feet và cắt làm đôi sẽ thích hợp nhất. Điều này sẽ cung cấp cho bạn một dây 25 feet với đầu nối đực và 25 feet với đầu nối cái.

    Đôi khi việc cắt cáp làm đôi cũng có thể không phải là giải pháp tốt nhất. Tùy thuộc vào vị trí của hộp tổ hợp, có thể có một khoảng cách xa hơn từ một bên của chuỗi tấm pin đến hộp tổ hợp so với bên còn lại. Trong trường hợp này, bạn sẽ phải đo đạc và cắt cáp với tỷ lệ phù hợp, sơ đồ dưới đây sẽ mô phỏng cho bạn thấy một ví dụ về trường hợp này:

    Cách nối cáp MC4

    2.1. Ngắt kết nối MC4

    Đây là một công cụ ngắt kết nối MC4. Nếu vì lý do nào đó bạn cần ngắt kết nối cáp MC4, bạn sẽ cần đến thiết bị này. Bạn phải chèn hai điểm mở rộng ở cuối thiết bị vào bên cạnh đầu nối MC4 cái. Điều này nhả ra cơ chế khóa trên đầu nối đực và cho phép hai đầu nối tách ra.

    Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về đầu nối MC4, đầu nối đa chức năng, dây cáp mở rộng hoặc hộp tổ hợp, vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách gọi điện trực tiếp hoặc gửi email qua mail atech.salespart@gmail.com . Một trong những chuyên gia kỹ thuật của chúng tôi sẽ sẵn lòng tư vấn cho bạn.

    2.2. Thông số kỹ thuật của đầu nối MC4

    • Nhà sản xuất: Tập đoàn World Sunlight
    • Cường độ dòng điện ở mức công suất tối đa (Imp) là 30A.
    • Điện áp tối đa là 1.000V.
    • Phạm vi nhiệt độ định mức là: –40°C đến +90°C.

    Lưu ý: Không cắt các đầu nối MC4 khỏi các tấm pin năng lượng . Điều này là cấm trong chế độ bảo hành của hầu hết các nhà sản xuất.

    Bạn muốn mua linh kiện lắp đặt, vui lòng liên hệ với chúng tôi để có giá tốt: 0946 821 286

    > Có thể bạn muốn biết?

    Read more...