[BẢNG GIÁ] Giá mua điện mặt trời mái nhà, giá cập nhật 2021
BẠN MUỐN ĐẦU TƯ SINH LỜI TỪ NGUỒN ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI?
NHƯNG BẠN KHÔNG BIẾT GIÁ ĐIỆN ĐƯỢC THU MUA VÀ GIÁ LẮP ĐẶT LÀ BAO NHIÊU?
CÙNG VỚI ĐÓ LÀ HÀNG NGÀN CÂU HỎI KHÁC?
Đừng lo lắng, bài viết này của sẽ cố gắng giúp bạn cập nhật nhưng thông tin đầy đủ và chính xác nhất.
Mục lục
- 1 1. Giá mua điện mặt trời mái nhà năm 2021 cao nhất là 2.162 đồng/kWh?
- 2 2. Dự toán chi phí lắp đặt điện mặt trời
- 3 3. Một số câu hỏi thường gặp của khách hàng
- 3.0.1 Câu 1: Năm 2021 có thể bán điện mặt trời cho EVN không?
- 3.0.2 Câu 2: Làm thế nào để đầu tư hiệu quả?
- 3.0.3 Câu 3: Hệ thống hòa lưới vận hành ra sao?
- 3.0.4 Câu 4: Khi mất điện hệ thống có hoạt động được không?
- 3.0.5 Câu 5: Trong những ngày mưa liệu có đủ điện để sinh hoạt hay không?
- 3.0.6 Câu 6: Hệ thống có cần trữ ác quy không? Có thể sử dụng vào buổi tối không?
- 3.0.7 Câu 7: Có sự khác nhau giữa các nhà cung cấp điện mặt trời hay không?
- 4 4. Lời Kết
1. Giá mua điện mặt trời mái nhà năm 2021 cao nhất là 2.162 đồng/kWh?
Đến hết ngày 31/12/2020 đã có 101.029 công trình điện mặt trời mái nhà đã được đấu nối vào hệ thống điện với tổng công suất lắp đặt lên tới gần 9.296MWp.
- Đối với hệ thống điện mặt trời mái nhà có ngày vận hành thương mại từ 1/6/2017 đến 30/6/2019, giá mua điện mặt trời trong năm 2021 là 2.162 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng).
- Đối với hệ thống điện mặt trời mái nhà có ngày vận hành thương mại từ 1/7/2019 đến 31/12/2020, giá mua điện mặt trời trong năm 2021 là 1.938 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng)
Tổng sản lượng phát điện lên lưới từ điện mặt trời mái nhà lũy kế đến nay đã đạt hơn 1,15 tỷ kWh, góp phần đảm bảo cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia.
Trong những năm gần đây, cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam (các Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017 và Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 6/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ) đã mang lại sự phát triển bùng nổ đối với năng lượng tái tạo nói chung và điện mặt trời nói riêng ở Việt Nam.
Đến thời điểm hiện tại, tổng công suất lắp đặt về điện mặt trời trên cả nước đã đạt tới khoảng 19.400 MWp, trong đó có gần 9.300 MWp là điện mặt trời mái nhà, tương ứng khoảng 16.500 MW – chiếm khoảng 25% tổng công suất lắp đặt nguồn điện của hệ thống điện Quốc gia.
Theo số liệu thống kê, toàn bộ sản lượng điện phát từ điện mặt trời trên toàn quốc trong cả năm 2020 là 10,6 tỷ kWh, trong đó riêng điện mặt trời mái nhà là 1,15 tỷ kWh, chiếm khoảng 4,3% tổng sản lượng huy động nguồn toàn hệ thống điện quốc gia.
(Nguồn: Vietnambiz.vn)
2. Dự toán chi phí lắp đặt điện mặt trời
Có 2 trường hợp có thể xảy ra khi bạn dự toán chi phí lắp một hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái cho gia đình mình.
Trước tiên là kiểm tra lại sơ bộ số tiền điện trung bình mỗi tháng mà gia đình bạn phải trả.
- Trường hợp 1: Số tiền điện trung bình mỗi tháng < 1 triệu đồng.
Nếu bạn ở trường hợp này thì thật tiếc phải chia sẻ là lợi ích kinh tế khi bạn lắp điện mặt trời là rất thấp. Thời gian thu hồi vốn khá lâu, vì thế bạn phải cân nhắc lại việc có nên lắp đặt hay không. Nếu bạn vẫn muốn lắp đặt để sử dụng năng lượng sạch thì có thể cân nhắc hệ thống công suất 3kWp.
- Trường hợp 2: Số tiền điện trung bình mỗi tháng > 1 triệu đồng.
Có thể cân nhắc lắp đặt hệ thống từ 3~10 kWp.
Với mức đầu tư cho hệ thống này khoảng 16 – 18 triệu VNĐ/1kWp (tùy theo vị trí lắp đặt, kết cấu mái và loại sản phẩm), ta cứ lấy số công suất nhân cho xuất đầu tư. Ví dụ: hệ thống 3 kWp sẽ có chi phí từ 48 triệu – 58 triệu (3×16 triệu và 3×18 triệu).
Thời gian hoàn vốn chỉ mất khoảng 4 – 5 năm. Đầu tư hệ thống càng lớn, mức đầu tư cho 1kWp càng nhỏ, thời gian hoàn vốn càng rút ngắn.
2.1. Bảng giá điện mặt trời tham khảo cho gia đình
Công suất | Số tấm pin | Điện tạo ra | Mức giá tham khảo |
3 kWp | 7 | 360 kWh | 48~58 triệu đồng |
5 kWp | 12 | 600 kWh | 80 ~ 90 triệu đồng |
10 kWp | 23 | 1200 kWh | 155 ~ 190 triệu đồng |
2.2. Bảng giá điện mặt trời tham khảo cho doanh nghiệp
Công suất | Mức giá tham khảo |
Với công suất > 10 kWp | Khoảng 16 – 17 triệu VNĐ/1kWp |
Với công suất > 100 kWp | Khoảng 15,5 – 16 triệu VNĐ/1kWp |
Với công suất > 300 kWp | Khoảng 14 – 15,5 triệu VNĐ/1kWp |
Với công suất > 1MWp | Khoảng 11 – 12 triệu VNĐ/1kWp |
3. Một số câu hỏi thường gặp của khách hàng
Câu 1: Năm 2021 có thể bán điện mặt trời cho EVN không?
Trong năm 2020, đối với dự án điện mặt trời mái nhà hòa lưới có ngày vận hành thương mại trước 31/12/2020 thì EVN áp dụng hợp đồng mua bán điện trong 20 năm. Khi khách hàng lắp đặt hệ thống điện mặt trời, EVN sẽ mua lại công suất phát lên lưới với giá 1.940đ/kWp (hệ thống áp mái).
Hiện nay, kể từ ngày 01/01/2021 trở đi, EVN tạm dừng mua điện mặt trời lắp mới. Lý do bởi vì loại hình và giá mua bán điện đối với điện mặt trời mái nhà chưa được xác định. Trong thời gian tới, cần phải chờ Quyết định hoặc chính sách mới của Chính phủ và các Ban ngành liên quan.
Câu 2: Làm thế nào để đầu tư hiệu quả?
>> Link tham khảo: Tại đây
Câu 3: Hệ thống hòa lưới vận hành ra sao?
Các tấm pin NLMT được gắn trên phần mái sẽ chuyển hóa quang năng thành dòng điện một chiều DC. Dòng điện này đi đến Bộ Hòa Lưới và được chỉnh lưu, biến đổi áp, dòng để trở thành điện xoay chiều AC. Điện đầu ra từ hệ thống năng lượng mặt trời sẽ được kết nối trực tiếp vào điểm hòa lưới (tại tủ điện tổng) và hoạt động đồng bộ với điện lưới để cung cấp toàn tải.
Câu 4: Khi mất điện hệ thống có hoạt động được không?
Về mặt kỹ thuật, khi lưới điện cúp, hệ thống sẽ không thể đo các thông số từ điện lưới nên từ đó cũng tự động dừng hoạt động (ngay cả khi đang có nắng). Với cơ sở hạ tầng điện hiện nay, việc điện lưới cúp ở các thành phố là rất hạn chế nên không ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả đầu tư của hệ thống.
Câu 5: Trong những ngày mưa liệu có đủ điện để sinh hoạt hay không?
Trong những ngày mây mưa, hệ thống vẫn hoạt động liên tục nhưng lượng điện năng phát sẽ giảm theo cường độ ánh sáng. Lúc này điện lưới sẽ tự động hòa vào để bổ sung lượng điện còn thiếu, đảm bảo cung cấp tải ổn định và liên tục, việc sinh hoạt, sản xuất hoàn toàn không bị ảnh hưởng, gián đoạn trong mọi điều kiện thời tiết.
Câu 6: Hệ thống có cần trữ ác quy không? Có thể sử dụng vào buổi tối không?
Hệ thống không cần lưu trữ ắc quy, toàn bộ sản lượng điện sinh ra từ hệ thống sẽ được tiêu thụ tức thời. Trong trường hợp tải tiêu thụ không hết, lượng điện dư sẽ trả ngược lên lưới điện và truyền tài đến nơi khác. Do đó, việc sinh hoạt (hoặc sản xuất, kinh doanh) sẽ được sử dụng điện từ nguồn năng lượng mặt trời miễn phí vào bàn ngày và sử dụng điện từ lưới vào ban đêm.
Câu 7: Có sự khác nhau giữa các nhà cung cấp điện mặt trời hay không?
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp điện mặt trời khác nhau, dẫn đến việc cạnh tranh về giá để thu hút khách hàng. Tuy nhiên, với thời gian sử dụng hệ thống điện mặt trời lên tới 30 năm thì không đảm bảo rằng các nhà cung cấp nhỏ lẻ có thể đồng hành cùng bạn trọn vòng đời dự án và đủ năng lực để bảo hành, bảo trì khi không may hệ thống gặp sự cố.
Đáng chú ý, hầu như không có thiết kế nào phù hợp với tất cả hệ thống điện mặt trời. Chỉ cần tấm pin nghiêng khác đi 1 độ là đã tạo ra sản lượng điện hoàn toàn khác. Như vậy, một giải pháp chuyên biệt cho dự án là vô cùng cần thiết. Điều này chỉ có nhà cung cấp nhiều năm kinh nghiệm hoặc các đối tác, nhà phân phối của họ mới làm được.
Nếu bạn đang băn khoăn muốn tìm cho mình một nhà cung cấp phụ kiện điện năng lượng mặt trời uy tín và giá cả hợp lý có thể tham khảo tại link sau: Top 5 công ty cung cấp phụ kiện điện năng lượng mặt trời uy tín.
4. Lời Kết
Trên đây là một số những nội dung mà solarvietnams nghĩ bạn có thể đang tìm kiếm về điện mặt trời.
Hy vọng là bài viết đã có đủ thông tin và giúp bạn có một cái nhìn rõ hơn trước khi lựa chọn lắp đặt điện năng lượng mặt trời.
Và cuối cùng đừng quên chia sẻ bài viết này nếu bạn thích nó.
——
Công ty TNHH Thiết Bị và Xây Lắp ATECH
Website: https://thietbiatech.com/
Hotline: 0946 821 286 – 0946 586 000
Email: atech.salespart@gmail.com
Địa chỉ: Số 8, Liền kề 23, Khu Đô Thị Văn Khê, La Khê, Hà Đông, Hà Nội
> Có thể bạn muốn biết?
Trả lời