casibom casibom giriş casibom güncel giriş

Tag - thiết bị năng lượng mặt trời

[BẢNG GIÁ] Giá mua điện mặt trời mái nhà, giá cập nhật 2021

(Nguồn: Solarvietnams)

BẠN MUỐN ĐẦU TƯ SINH LỜI TỪ NGUỒN ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI?

NHƯNG BẠN KHÔNG BIẾT GIÁ ĐIỆN ĐƯỢC THU MUA VÀ GIÁ LẮP ĐẶT LÀ BAO NHIÊU?

CÙNG VỚI ĐÓ LÀ HÀNG NGÀN CÂU HỎI KHÁC?

Đừng lo lắng, bài viết này của sẽ cố gắng giúp bạn cập nhật nhưng thông tin đầy đủ và chính xác nhất.

1. Giá mua điện mặt trời mái nhà năm 2021 cao nhất là 2.162 đồng/kWh?

Đến hết ngày 31/12/2020 đã có 101.029 công trình điện mặt trời mái nhà đã được đấu nối vào hệ thống điện với tổng công suất lắp đặt lên tới gần 9.296MWp.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa ban hành thông báo về giá mua điện mặt trời trên mái nhà năm 2021, báo Bà Rịa – Vũng Tàu đưa tin.
Theo đó:
  • Đối với hệ thống điện mặt trời mái nhà có ngày vận hành thương mại từ 1/6/2017 đến 30/6/2019, giá mua điện mặt trời trong năm 2021 là 2.162 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng).
  • Đối với hệ thống điện mặt trời mái nhà có ngày vận hành thương mại từ 1/7/2019 đến 31/12/2020, giá mua điện mặt trời trong năm 2021 là 1.938 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng)

Tổng sản lượng phát điện lên lưới từ điện mặt trời mái nhà lũy kế đến nay đã đạt hơn 1,15 tỷ kWh, góp phần đảm bảo cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia.

Trong những năm gần đây, cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam (các Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017 và Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 6/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ) đã mang lại sự phát triển bùng nổ đối với năng lượng tái tạo nói chung và điện mặt trời nói riêng ở Việt Nam.

Đến thời điểm hiện tại, tổng công suất lắp đặt về điện mặt trời trên cả nước đã đạt tới khoảng 19.400 MWp, trong đó có gần 9.300 MWp là điện mặt trời mái nhà, tương ứng khoảng 16.500 MW – chiếm khoảng 25% tổng công suất lắp đặt nguồn điện của hệ thống điện Quốc gia.

Theo số liệu thống kê, toàn bộ sản lượng điện phát từ điện mặt trời trên toàn quốc trong cả năm 2020 là 10,6 tỷ kWh, trong đó riêng điện mặt trời mái nhà là 1,15 tỷ kWh, chiếm khoảng 4,3% tổng sản lượng huy động nguồn toàn hệ thống điện quốc gia.

(Nguồn: Vietnambiz.vn)

2. Dự toán chi phí lắp đặt điện mặt trời 

Có 2 trường hợp có thể xảy ra khi bạn dự toán chi phí lắp một hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái cho gia đình mình.

Trước tiên là kiểm tra lại sơ bộ số tiền điện trung bình mỗi tháng mà gia đình bạn phải trả.

  • Trường hợp 1: Số tiền điện trung bình mỗi tháng < 1 triệu đồng.

Nếu bạn ở trường hợp này thì thật tiếc phải chia sẻ là lợi ích kinh tế khi bạn lắp điện mặt trời là rất thấp. Thời gian thu hồi vốn khá lâu, vì thế bạn phải cân nhắc lại việc có nên lắp đặt hay không. Nếu bạn vẫn muốn lắp đặt để sử dụng năng lượng sạch thì có thể cân nhắc hệ thống công suất 3kWp.

  • Trường hợp 2: Số tiền điện trung bình mỗi tháng > 1 triệu đồng.

Có thể cân nhắc lắp đặt hệ thống từ 3~10 kWp.

Với mức đầu tư cho hệ thống này khoảng 16 – 18 triệu VNĐ/1kWp (tùy theo vị trí lắp đặt, kết cấu mái và loại sản phẩm), ta cứ lấy số công suất nhân cho xuất đầu tư. Ví dụ: hệ thống 3 kWp sẽ có chi phí từ 48 triệu – 58 triệu (3×16 triệu và 3×18 triệu).

Thời gian hoàn vốn chỉ mất khoảng 4 – 5 năm. Đầu tư hệ thống càng lớn, mức đầu tư cho 1kWp càng nhỏ, thời gian hoàn vốn càng rút ngắn.

2.1. Bảng giá điện mặt trời tham khảo cho gia đình

Công suất  Số tấm pin  Điện tạo ra  Mức giá tham khảo   
3 kWp 7 360 kWh 48~58 triệu đồng
5 kWp 12 600 kWh 80 ~ 90 triệu đồng
10 kWp 23 1200 kWh 155 ~ 190 triệu đồng

2.2. Bảng giá điện mặt trời tham khảo cho doanh nghiệp

Công suất  Mức giá tham khảo   
Với công suất > 10 kWp  Khoảng 16 – 17 triệu VNĐ/1kWp
Với công suất > 100 kWp  Khoảng 15,5 – 16 triệu VNĐ/1kWp
Với công suất > 300 kWp  Khoảng 14 – 15,5 triệu VNĐ/1kWp
Với công suất > 1MWp  Khoảng 11 – 12 triệu VNĐ/1kWp

3. Một số câu hỏi thường gặp của khách hàng

Câu 1:  Năm 2021 có thể bán điện mặt trời cho EVN không?

Trong năm 2020, đối với dự án điện mặt trời mái nhà hòa lưới có ngày vận hành thương mại trước 31/12/2020 thì EVN áp dụng hợp đồng mua bán điện trong 20 năm. Khi khách hàng lắp đặt hệ thống điện mặt trời, EVN sẽ mua lại công suất phát lên lưới với giá 1.940đ/kWp (hệ thống áp mái).

Hiện nay, kể từ ngày 01/01/2021 trở đi, EVN tạm dừng mua điện mặt trời lắp mới. Lý do bởi vì loại hình và giá mua bán điện đối với điện mặt trời mái nhà chưa được xác định. Trong thời gian tới, cần phải chờ Quyết định hoặc chính sách mới của Chính phủ và các Ban ngành liên quan.

Câu 2: Làm thế nào để đầu tư hiệu quả?

>> Link tham khảo: Tại đây

Câu 3: Hệ thống hòa lưới vận hành ra sao?

Các tấm pin NLMT được gắn trên phần mái sẽ chuyển hóa quang năng thành dòng điện một chiều DC. Dòng điện này đi đến Bộ Hòa Lưới và được chỉnh lưu, biến đổi áp, dòng để trở thành điện xoay chiều AC. Điện đầu ra từ hệ thống năng lượng mặt trời sẽ được kết nối trực tiếp vào điểm hòa lưới (tại tủ điện tổng) và hoạt động đồng bộ với điện lưới để cung cấp toàn tải.

Câu 4: Khi mất điện hệ thống có hoạt động được không?

Về mặt kỹ thuật, khi lưới điện cúp, hệ thống sẽ không thể đo các thông số từ điện lưới nên từ đó cũng tự động dừng hoạt động (ngay cả khi đang có nắng). Với cơ sở hạ tầng điện hiện nay, việc điện lưới cúp ở các thành phố là rất hạn chế nên không ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả đầu tư của hệ thống.

Câu 5: Trong những ngày mưa liệu có đủ điện để sinh hoạt hay không?

Trong những ngày mây mưa, hệ thống vẫn hoạt động liên tục nhưng lượng điện năng phát sẽ giảm theo cường độ ánh sáng. Lúc này điện lưới sẽ tự động hòa vào để bổ sung lượng điện còn thiếu, đảm bảo cung cấp tải ổn định và liên tục, việc sinh hoạt, sản xuất hoàn toàn không bị ảnh hưởng, gián đoạn trong mọi điều kiện thời tiết.

Câu 6: Hệ thống có cần trữ ác quy không? Có thể sử dụng vào buổi tối không?

Hệ thống không cần lưu trữ ắc quy, toàn bộ sản lượng điện sinh ra từ hệ thống sẽ được tiêu thụ tức thời. Trong trường hợp tải tiêu thụ không hết, lượng điện dư sẽ trả ngược lên lưới điện và truyền tài đến nơi khác. Do đó, việc sinh hoạt (hoặc sản xuất, kinh doanh) sẽ được sử dụng điện từ nguồn năng lượng mặt trời miễn phí vào bàn ngày và sử dụng điện từ lưới vào ban đêm.

Câu 7: Có sự khác nhau giữa các nhà cung cấp điện mặt trời hay không?

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp điện mặt trời khác nhau, dẫn đến việc cạnh tranh về giá để thu hút khách hàng. Tuy nhiên, với thời gian sử dụng hệ thống điện mặt trời lên tới 30 năm thì không đảm bảo rằng các nhà cung cấp nhỏ lẻ có thể đồng hành cùng bạn trọn vòng đời dự án và đủ năng lực để bảo hành, bảo trì khi không may hệ thống gặp sự cố.

Đáng chú ý, hầu như không có thiết kế nào phù hợp với tất cả hệ thống điện mặt trời. Chỉ cần tấm pin nghiêng khác đi 1 độ là đã tạo ra sản lượng điện hoàn toàn khác. Như vậy, một giải pháp chuyên biệt cho dự án là vô cùng cần thiết. Điều này chỉ có nhà cung cấp nhiều năm kinh nghiệm hoặc các đối tác, nhà phân phối của họ mới làm được.

Nếu bạn đang băn khoăn muốn tìm cho mình một nhà cung cấp phụ kiện điện năng lượng mặt trời uy tín và giá cả hợp lý có thể tham khảo tại link sau: Top 5 công ty cung cấp phụ kiện điện năng lượng mặt trời uy tín.

4. Lời Kết

Trên đây là một số những nội dung mà solarvietnams nghĩ bạn có thể đang tìm kiếm về điện mặt trời.

Hy vọng là bài viết đã có đủ thông tin và giúp bạn có một cái nhìn rõ hơn trước khi lựa chọn lắp đặt điện năng lượng mặt trời. 

Và cuối cùng đừng quên chia sẻ bài viết này nếu bạn thích nó.

Logo Atech

——

Công ty TNHH Thiết Bị và Xây Lắp ATECH

Website: https://thietbiatech.com/

Hotline: 0946 821 286 – 0946 586 000

Email: atech.salespart@gmail.com

Địa chỉ: Số 8, Liền kề 23, Khu Đô Thị Văn Khê, La Khê, Hà Đông, Hà Nội

> Có thể bạn muốn biết?

Read more...
khi cái bắt tay làm tiền của bạn bay

Chủ thầu nên làm gì để lợi nhuận là cao nhất?

Cốt lõi lợi nhuận của hoạt động kinh doanh có vai trò quan trọng tới sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp, là động lực cho các doanh nghiệp thay đổi để phát triển và tồn tại trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay. Đối với các doanh nghiệp thi công và cụ thể hôm nay Atech muốn bàn đến DN thi công hệ thống điện năng lượng mặt trời thì những quy tắc đó cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, làm thế nào để một doanh nghiệp chuyên thi công lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời đạt lợi nhuận cực đại? Bạn có từng thắc mắc hay chưa? Tại đây, Atech muốn chia sẻ bằng chút kinh nghiệm ít ỏi để đưa ra một số lời khuyên để giúp những cái “bắt tay” có thể “đẻ” ra thật nhiều lợi nhuận.

Dù trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm thi công của công ty bạn có tiếng và bạn có thể lắp hàng nghìn Mwp trong hàng nghìn dự án lớn, nhỏ một năm nhưng lợi nhuận lại không tương xứng, điều đó sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến doanh nghiệp của bạn. Atech không dám khẳng định hiện tại các doanh nghiệp đang làm không có lợi nhuận, nhưng bạn có thắc mắc liệu nó đã hiệu quả nhất hay chưa? Hãy cùng Atech nhìn nhận lại một lần nữa.

Bài viết này dựa trên quan điểm cá nhân, những kinh nghiệm và cảm quan mà Atech tự đúc kết nên nó có thể đúng hoặc có thể sai, mong mọi người đọc với tâm thế tham khảo. Bài viết có thể sẽ phù hợp với những doanh nghiệp thi công hệ thống điện năng lượng mặt trời mới vào thị trường hoặc những doanh nghiệp lâu năm nhưng có mong muốn tìm kiếm nhiều hơn những cơ hội.

Và, “Tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí” là cách Atech muốn đề cập đến. Chúng ta cần phải tìm cách để tiết kiệm các khoản chi phí không cần thiết để nâng cao lợi nhuận. Đối với đối tượng là Doanh nghiệp chỉ thầu xây dựng hoặc Doanh nghiệp chuyên mảng EPC trong lĩnh vực thi công hệ thống điện năng lượng mặt trời thì hai chi phí được cho là đáng quan tâm nhất chính là Chi phí nhân côngChi phí vật tư đầu vào.

1. EPC là gì?

Trước tiên Atech sẽ giới thiệu qua về EPC. EPC (viết tắt của từ Engineering, Procurement and Construction) có nghĩa là xây dựng một hợp đồng xây dựng mà nhà thầu thực hiện toàn bộ các công việc kỹ thuật, cung ứng vật tư, thiết bị đến việc thi công xây dựng công trình, hạng mục và chạy thử nghiệm bàn giao cho chủ đầu tư.

EPC (viết tắt của từ Engineering, Procurement and Construction) có nghĩa là xây dựng một hợp đồng xây dựng mà nhà thầu thực hiện toàn bộ các công việc kỹ thuật, cung ứng vật tư, thiết bịEPC (viết tắt của từ Engineering, Procurement and Construction) có nghĩa là xây dựng một hợp đồng xây dựng mà nhà thầu thực hiện toàn bộ các công việc kỹ thuật, cung ứng vật tư, thiết bị

2. Giảm chi phí nhân công

Chi phí nhân công chiếm một phần quan trọng đáng kế trong chi phí của doanh nghiệp. Việc kiểm soát chi phí nhân công sẽ là một cách để tăng lợi nhuận của công ty.

Phương án 1: Giảm chi phí lao động có thể có nhiều cách nhưng phù hợp nhất là cải thiện hiệu quả, tăng năng suất lao động. Giảm thời gian cần thiết để thao tác công việc bằng cách đào tạo chuyên môn cao hơn cho nhân viên để thao tác nhanh hơn. Đào tạo lao động có tay nghề cao sẽ làm việc hiệu quả và tăng năng suất cao hơn, mang lại giá trị kinh tế cho công ty.

Phương án 2: Theo xu hướng điện mặt trời hiện nay, do Việt Nam nằm trọn trong vùng nhiệt đới nên thời tiết đặc trưng theo mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Chính vì vậy, vào mùa đông khó tránh khỏi việc tiêu thụ dịch vụ lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời giảm nhẹ. Hơn nữa, thị trường tiêu thụ điện năng lượng mặt trời cũng bị phụ thuộc nhiều vào các quyết định của chính phủ về cơ chế giá điện. Dẫn đến thị trường tiêu thụ dịch vụ thi công lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời không được ổn đinh. Nhu cầu tăng giảm thường xuyên về nhân công là việc khó tránh khỏi. Khi nhu cầu tăng và công ty cần sự hỗ trợ, xu hướng tự nhiên là đăng tin tuyển dụng để tìm nhân viên. Nhưng có lẽ chủ doanh nghiệp quên rằng thuê người ngoài là một lựa chọn. Theo một số nghiên cứu, một công ty có thể tiết kiệm tới 60% chi phí vận hành bằng cách giao việc cho tổ chức, cá nhân chuyên nghiệp bên ngoài. Con số 60% có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm tới vài chục nghìn USD mỗi năm.

3. Giảm chi phí vật tư đầu vào

Chi phí sản xuất là một trong những yếu tố lớn nhất quyết định đến lợi nhuận, đồng thời việc cắt giảm chi phí có thể làm giảm được giá thành dịch vụ, sản phẩm, từ đó tăng doanh thu và tăng lợi nhuận. Đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp mà đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất dễ bị vấn đề thiếu vốn “đè bẹp”. Điều này một lần nữa khẳng định rằng vấn đề cắt giảm chi phí được xem như một giải pháp tối ưu trong giai đoạn hiện nay.

Công việc tiết kiệm chi phí vật tư đầu vào trong thi công lắp đặt là vấn đề mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng quan tâm, tuy nhiên ít có doanh nghiệp nào cũng biết cách cắt giảm chi phí sao cho hiệu quả.
Một số tìm cách giảm đều mọi khoản chi tiêu, số khác lại nhắm vào khu vực tiêu hao nhất. Những cách làm này chỉ có tác động trong ngắn hạn và sẽ gây hại cho vị thế và tăng trưởng về lâu dài của công ty

Vậy, Làm thế nào để tiết kiệm chi phí dịch vụ thi công lắp đặt?

Chi phí cho vật tư lắp đặt đầu vào chiếm tỷ trong lớn nhất sẽ góp phần chi phối chi phí dịch vụ đầu ra. Do đó để giảm chi phí doanh nghiệp nên tập trung vào việc mua nguyên liệu với chi phí thấp hơn hoặc tìm cách sử dụng nguyên liệu tiết kiệm, hiệu quả hơn.

  • Doanh nghiệp cần lựa chọn ra nhà cung cấp nguyên vật liệu chất lượng tốt và giá cả hợp lý

Hiện nay, trên thị trường bão hòa hóa, tràn lan các sản phẩm với mẫu mã đa dạng và không rõ nguồn gốc xuất xứ. Vì vậy việc lựa chọn nhà cung cấp càng trở lên khó khăn hơn đối với các nhà thầu xây dựng. Trong TH này, các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu kĩ càng về các công ty chuyên cấp vật tư phụ kiện Solar và nên đặc biệt chú trọng vào những DN được đại diện hãng tại Việt Nam để đảm bảo hàng chất lượng tốt và tránh rủi ro liên quan đến các vấn đề bảo hành không mong muốn. Các bạn có thể tham khảo thêm Top 5 DN cung cấp phụ kiện Solar  tại đây

Việc lựa chọn một nhà cung cấp vật tư đầu vào phù hợp rất quan trọng đối với DN thi công. Nó quyết định cả quá trình từ khi đặt hàng đến khi bảo hàng. Khi gặp phải chủ đầu tư khó tính yêu cầu hàng gấp nhưng nhà cung cấp của bạn không đủ điều kiện để cấp hàng theo lịch dự kiến ban đầu, bạn sẽ xử lí ra sao? sự việc này không khó để bắt gặp. Chính vì vậy, việc lựa chọn nhà cung cấp (NCC) có đủ năng lực để “chèo lái” là rất quan trọng. Đừng để những cái bắt tay hợp tác mang đầy thiện ý khiến túi tiền của bạn “bay mất”.

  • Mua nguyên liệu với số lượng lớn sẽ có giá thấp hơn là một cách để giảm chi phí.

Bên cạnh đó, sau khi lựa chọn được NCC phù hợp thì doanh nghiệp cần nghiên cứu và xác định đúng loại nguyên vật liệu cần thiết, phù hợp đảm bảo chất lượng sản phẩm. Cung cấp tài liệu, đào tạo nhân viên sử dụng nguyên liệu đúng cách, hợp lý và tiết kiệm. Doanh nghiệp cũng có thể tính đến cách thay thế nguyên liệu tương đương nếu nguyên liệu đang sử dụng tốn nhiều chi phí hơn.

4. Đồng hành cùng Atech

Hiện nay, Atech là một trong số ít DN là đại diện độc quyền của một thương hiệu lớn bất kì tại Việt Nam. Chịu trách nhiệm phân phối độc quyền phụ kiện điện năng lượng mặt trời thương hiệu World Sunlight, Atech luôn muốn đem đến cho quý khách hàng, đối tác những sản phẩm chất lượng nhất và giá cả cạnh tranh nhất.

  • Xem thêm:

► Catalogue: Tại đây 

► Giấy chứng nhận độc quyền: Tại đây

► Sản phẩm của Atech: Tại đây

► Youtube: Tại đây

► Fanpage: Tại đây

Logo Atech Thông tin tham khảo thêm:

Công ty TNHH Thiêt Bị và Xây Lắp Atech

VPGD: Số 8 – Liền kề 23 – KĐT Văn Khê – La Khê – Hà Đông – Hà Nội

Hotline: 0946 821 286

Email: atech.salespart@gmail.com

     

    Read more...
    Hệ thống điện năng lượng mặt trời atech

    Phân biệt giữa hệ thống điện mặt trời hoà lưới và hệ thống điện mặt trời độc lập

    Phân biệt hệ thống điện mặt trời hoà lưới, độc lập

    Sự khác biệt giữa các tấm pin mặt trời nối lưới so với ngoài lưới là gì?
    Việc quyết định có hay không hòa lưới các tấm pin của bạn?
    Vì sao lợi ích của việc hòa lưới là rõ ràng hơn nhưng vẫn có nhiều người chọn ngoài lưới?
    Vậy, đối với bạn đâu là loại hệ thống phù hợp bạn nên chọn? Chúng ta hãy cùng xem xét kỹ hơn, so sánh về ưu điểm và nhược điểm của từng loại hệ thống điện mặt trời qua bài viết sau đây nhé!

    I. Hệ thống năng lượng mặt trời hoà lưới 

    1. Ưu điểm

    Tiết kiệm được nhiều tiền hơn nhờ cơ chế bù trừ điện năng: 

    Kết nối lưới sẽ cho phép bạn tiết kiệm nhiều tiền hơn với các tấm pin mặt trời thông qua tỷ lệ hiệu quả tốt hơn, chế độ bù trừ điện năng, chi phí lắp đặt và thiết bị thấp hơn.
    Ắc quy và các thiết bị độc lập khác được yêu cầu phải có cho một hệ thống độc lập, dĩ nhiên sẽ phải tốn thêm chi phí để bảo trì chúng.
    Do đó, với việc hệ thống hòa lưới không cần các thiết bị này nên chi phí đầu tư sẽ rẻ hơn đáng kể cũng như lắp đặt đơn giản hơn. Các tấm pin mặt trời của bạn thường sẽ tạo ra điện nhiều hơn mức tiêu thụ của gia đình bạn.
    Vì vậy, với cơ chế bù trừ điện năng bạn có thể đưa lượng điện dư thừa này trực tiếp lên lưới điện thay vì phải lưu trữ bằng ắc quy.
     Chế độ bù trừ điện năng đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích lắp đặt năng lượng mặt trời của các quốc gia. Điều này cho phép bạn có thể bán điện lại cho công ty điện lực với giá phù hợp.

     Lưới điện đóng vai trò là ắc quy ảo:

    Điện sản xuất ra phải được sử dụng trong thời gian thực. Tuy nhiên, chúng có thể được lưu trữ tạm thời dưới các dạng năng lượng khác (ví dụ: năng lượng hoá học trong ắc quy). Và lưu trữ năng lượng cũng không thể tránh khỏi việc tổn thất đáng kể.
    Mạng lưới điện xét theo nhiều góc nhìn thì cũng như là một chiếc bình lưu trữ điện lớn, chúng ta (người dùng) không cần bảo trì hoặc thay thế và với tỷ lệ hiệu quả tốt hơn nhiều. Nói cách khác, hệ thống này sẽ lợi về mặt tài chính nhiều hơn.
    Theo dữ liệu của EIA tại Hoa Kỳ, mức tổn thất truyền tải và phân phối điện hàng năm trên toàn quốc gia này trung bình chỉ khoảng 7% tổng lượng điện. Trong khi ắc quy axit chì chỉ có hiệu suất 80-90%, tức là mức tổn thất năng lượng 10-20% và đó là chưa kể hiệu quả của pin lưu trữ sẽ xuống cấp theo thời gian.
    Ngoài ra, hệ thống của bạn còn có đặc quyền truy cập vào nguồn điện dự phòng từ lưới điện để lấy điện sử dụng (trường hợp hệ ngưng sản xuất điện vì lý do nào đó hoặc sản lượng bị giảm do thời tiết xấu). Như vậy việc nối lưới vừa có lợi cho bạn vừa có lợi cho công ty điện lực về vấn đề tổn thất điện năng.

     2. Những thiết bị bổ sung cần có cho một hệ thống nối lưới 

    Có một vài sự khác biệt chính về thiết bị cần giữa hệ thống hòa lưới, độc lập và lai tạp. Đối với một hệ thống gắn lưới tiêu chuẩn sẽ dựa trên các thành phần sau: Bộ biến tần hòa lưới (Grid-Tie Inverter – GTI) hoặc biến tần vi mô. Đồng hồ đo điện.

    Biến tần hòa lưới: 

    Công việc của một bộ biến tần năng lượng mặt trời là gì? – Chúng điều chỉnh điện áp và dòng điện nhận được từ việc sản xuất của các tấm pin mặt trời. Dòng điện một chiều (DC) từ các tấm pin mặt trời sẽ được biến tần chuyển đổi thành dòng xoay chiều (AC), đây là loại dòng điện được sử dụng bởi hầu hết các thiết bị điện.

    Biến tần vi mô:

    Mỗi biến tần vi mô sẽ được gắn ở mặt sau của riêng mỗi tấm pin, điều này trái ngược với một biến tần trung tâm mà các tấm pin kết nối chung. Gần đây đã có rất nhiều tranh luận về việc liệu bộ biến đổi vi mô có thực sự tốt hơn bộ biến tần chuỗi (hoặc trung tâm) hay không.
    Biến tần siêu nhỏ chắc chắn là đắt đỏ hơn, nhưng trong nhiều trường hợp chúng mang lại tỷ lệ hiệu quả cao hơn. Khi mà người dùng lo ngại về các vấn đề liên quan đến bóng râm thì chắc chắn việc xem xét sử dụng biến tần vi mô trong tình huống đó là rất cần thiết.

    Đồng hồ đo điện hai chiều 

    Phần lớn các chủ nhà sẽ cần phải thay thế đồng hồ đo điện hiện tại của họ bằng một đồng hồ tương thích với cơ chế bù trừ khi lắp đặt. Thiết bị này thường được gọi là đồng hồ hai chiều, chúng có khả năng đo năng lượng đi theo cả hai hướng từ lưới điện đến nhà bạn và ngược lại. Bạn nên thao khảo ý kiến của công ty điện lực tại địa phương về đồng hồ đo điện sao cho phù hợp với cả 2 loại.
    Ở Việt Nam, khi hòa lưới công ty điện lực sẽ lắp đặt miễn phí đồng hồ đo điện hai chiều cho bạn. Hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập: Một hệ thống mặt trời không nối lưới (ngoài lưới, độc lập) là một hệ thống đối lập với hòa lưới. Vì sao nói loại này thì “thua thiệt” về mặt tài chính so với nối lưới?
    Đây là lý do tại sao: Để đảm bảo có điện mọi lúc, loại này đòi hỏi phải có một bộ pin lưu trữ và máy phát điện dự phòng. Trên hết, các ắc quy điện cần phải được thay thế ít nhất 10 năm một lần (trong khi tấm pin tồn tại lên đến 30 năm), việc trang bị và bảo trì pin lưu trữ phức tạp, đắt tiền cũng như tổn thất năng lượng cao hơn như đã nói trên.

    II. Hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập 

    1. Ưu điểm: 

    Không cần truy cập vào lưới điện

    Hệ thống năng lượng mặt trời không nối lưới sẽ khả thi hơn hoặc có thể rẻ hơn rất nhiều so với việc đầu tư cơ sở hạ tầng để dẫn đường dây điện đến một số khu vực hẻo lánh, xa xôi với điện lưới quốc gia.

    Độc lập, tự chủ về nguồn điện 

    Việc sống ngoài lưới và tự túc có thể cho cảm giác thoải mái hơn đối với một số người. Và họ coi trọng việc không bị ràng buộc bởi lưới điện hơn là về mặt tài chính. Những sự cố mất điện đột ngột từ lưới điện quốc gia sẽ không hề ảnh hưởng đến sinh hoạt của họ.
    Tuy nhiên, ắc quy điện chỉ có thể lưu trữ một lượng năng lượng nhất định và trong những ngày thời tiết xấu có thể bị thiếu hụt điện sinh hoạt. Do đó, bạn cần phải cài đặt một máy phát điện dự phòng cho tình huống này nếu muốn thiết lập một dự án năng lượng mặt trời độc lập hoàn toàn cho gia đình mình.

    2. Những thiết bị kèm theo cần thiết cho hệ thống ngoài lưới: 

    Các dự án năng lượng mặt trời không nối lưới điển hình đòi hỏi các thành phần phụ sau:
    • Bộ điều khiển sạc ắc quy.
    • Ngân hàng pin lưu trữ điện.
    • Bộ ngắt kết nối DC (không bắt buộc).
    • Biến tần ngoài lưới.
    • Máy phát điện dự phòng (tuỳ chọn).

    Bộ điều khiển sạc 

    Bộ điều khiển sạc năng lượng mặt trời còn được gọi là bộ điều chỉnh sạc hoặc bộ điều chỉnh ắc quy. Bộ điều chỉnh sạc giới hạn tốc độ dòng được gửi đến ngân hàng pin lưu trữ và bảo vệ khỏi trước hợp sạc quá mức. Bộ điều khiển sạc tốt sẽ giữ cho ắc quy luôn hoạt động ổn định, đảm bảo tuổi thọ được tối ưu hoá.

    Pin lưu trữ 

    Nếu không có các ắc quy lưu trữ điện thì vào buổi tối bạn sẽ không có điện để sinh hoạt bởi hệ thống không thể tạo ra dòng điện khi không có ánh nắng Mặt trời.

    Công tắc ngắt DC 

    Cần có công tắc ngắt kết nối DC và AC cho tất cả các hệ thống điện mặt trời để đảm bảo an toàn. Đối với hệ thống độc lập, một công tắc ngắt dòng DC bổ sung giữa các ắc quy và biến tần. Nó được sử dụng để chặn dòng điện chạy qua giữa các thành phần này để đảm bảo an toàn cho bạn hoặc kỹ thuật viên khi xử lý sự cố hoặc bảo trì.

    Biến tần không nối lưới 

    Hầu hết các thiết bị sử dụng điện gia dụng đều sử dụng dòng điện xoay chiều (AC). Dòng điện chạy từ các tấm pin mặt trời thông qua bộ điều khiển sạc và ngân hàng ắc quy trước khi đến biến tần để chuyển đổi đưa vào sử dụng trong gia đình. Hệ thống năng lượng mặt trời lai tạp Đây là sự kết hợp tốt giữa độc lập và hòa lưới. Hệ thống này vừa có những lợi ích như hòa lưới vừa có được bộ lưu trữ một lượng điện sử dụng độc lập dự phòng.
     
    >>Có thể bạn muốn biết?
    Read more...
    Hướng dẫn cách sử dụng cáp MC4

    Cách sử dung jack kết nối MC4 và dây cáp DC

    Ghi chú: Có nhiều loại đầu nối pin mặt trời ăn khớp với nhau. Bài viết này đề cập đến các đầu nối MC4, nhưng các nguyên tắc này sẽ tương tự với các đầu nối khác như Amphenol H4, Tyco và SMK.

    Đầu nối MC4 và dây cáp mở rộng MC4 (8ft, 15ft, 30ft, 50ft, 100ft) là gì? – Nếu bạn đang có thắc mắc này, có lẽ bạn đã và đang nhận thấy rằng hầu hết các tấm pin năng lượng mặt trời cao cấp và hiện đại ngày nay đều được sản xuất ăn khớp với các dây dẫn có đầu nối MC4 ở hai đầu. Vài năm trước, các tấm pin được chế tạo với một hộp nối ở phía sau, yêu cầu người cài đặt phải gắn dây thủ công vào các cực âm/dương. Phương pháp này hiện vẫn được sử dụng, những ngày càng ít đi. Các loại pin năng lượng mặt trời hiện đại có xu hướng sử dụng đầu nối MC4 bởi vì chúng giúp việc kết nối dây dẫn cho các mảng pin trở nên đơn giản và nhanh hơn. Các loại đầu nối có hai loại là đực (phích cắm) và cái (lỗ cắm) để có thể gắn lại với nhau. Chúng đáp ứng các yêu cầu của Bộ luật điện quốc gia, được chứng nhận UL và là phương thức kết nối ưa thích của những người giám sát điện. Do cơ chế khóa của các đầu nối MC4, chúng sẽ rất khó bị hở và rất phù hợp với việc sử dụng ngoài trời. Các đầu nối có thể được gỡ ra những đòi hỏi chúng ta phải sử dụng một công cụ mở khóa đặc biệt riêng của MC4.

    1. Kết nối các mô-đun được trang bị MC4 trong chuỗi:

    Nếu bạn có hai hoặc nhiều tấm pin năng lượng mặt trời nối tiếp, các đầu nối MC4 sẽ giúp việc kết nối trở nên cực kỳ đơn giản. Hãy nhìn vào bảng pin thứ nhất và bạn sẽ nhận thấy rằng nó có 2 dây kéo dài từ hộp nối. Một dây là DC dương (+) và dây còn lại là DC âm (-). Thông thường, đầu nối MC4 cái được liên kết với dây dẫn dương và đầu nối đực được liên kết với dây dẫn âm. Điều này có khác trong một số trường hợp nhất định, vì vậy, luôn luôn phải xem xét thông tin trên hộp nối hoặc kiểm tra cực tính bằng vôn kế kỹ thuật số. Kết nối chuỗi là khi bạn nối các tấm pin mặt trời lại với nhau bằng cách kết nối DC dương của tấm pin này với DC âm của tấm pin khác, đầu nối đực sẽ cắm vào đầu nối cái. Dưới đây là một sơ đồ đơn giản để bạn dễ hình dung:

    cách nối cáp MC4

    Cách nối cáp MC4

    Như bạn có thể thấy, hai tấm pin hiện được kết nối với nhau bởi một cặp đầu nối (đực và cái). Điều này làm tăng điện áp của mạch.

    Ví dụ: Nếu các bảng pin của bạn có điện áp định mức là 18V (Vmp), thì khi kết nối 2 tấm pin như vậy sẽ đo được điện áp định mức là 36V. Nếu bạn kết nối 3 tấm pin nối tiếp, tổng Vmp sẽ là 54V. Dòng điện ở công suất tối đa (ký hiệu Imp) sẽ không đổi khi chúng ta đấu dây mạch nối tiếp.

    Nối các mô-đun được trang bị MC4 song song: Đấu dây song song thì ta phải nối các DC dương của mô-đun này với DC dương của mô-đun khác (tương tự âm với âm). Phương pháp này sẽ tăng dòng điện ở công suất tối đa (Imp) trong khi điện áp sẽ không bị thay đổi.

    Ví dụ: Giả sử các mô-đun của bạn có điện áp định danh là 8 ampe và điện áp định danh là 18V. Nếu bạn kết nối song song 2 tấm pin này, tổng cường độ dòng điện định mức lúc này sẽ là 16A và điện áp sẽ vẫn duy trì ở mức 18V. Khi kết nối hai hoặc nhiều tấm pin theo kiểu song song, bạn sẽ cần thêm một vài thiết bị bổ sung. Nếu bạn chỉ sử dụng 2 tấm pin, phương pháp đơn giản nhất là sử dụng các đầu nối MC4 đa chức năng. Rõ ràng là bạn không thể nối 2 đầu nối đực với nhau hoặc 2 đầu nối cái với nhau, vì vậy chúng ta phải sử dụng các đầu nối đa chức năng để thực hiện việc đó. Có hai loại đầu nối đa chức năng. Một loại cho phép 2 đầu nối đực MC4 ở phía đầu vào và có một đầu nối đực MC4 cho đầu ra của nó. Loại còn lại cho phép 2 đầu nối cái MC4 và có đầu nối cái MC4 cho đầu ra của nó. Về cơ bản, bạn đã giảm số lượng dây từ hai cực dương và hai cực âm thành một cực dương và một cực âm. Dưới đây là một sơ đồ để bạn có thể hình dung đơn giản hơn:

    Cách nối cáp MC4

    Nếu bạn đấu dây song song nhiều hơn 2 tấm pin hoặc là các chuỗi tấm pin song song, điều này sẽ đòi hỏi một thiết bị được gọi là hộp kết hợp PV. Bạn sẽ không còn cần các đầu nối đa chức năng nữa vì hộp kết hợp đã được tích hợp chức năng này. Các đầu nối đa chức năng chỉ thích hợp để nối song song 2 tấm pin với nhau. Nếu bạn cần kết nối nhiều hơn 2 tấm pin hoặc các chuỗi song song thì sẽ phải cần đến hộp kết hợp PV. Tùy thuộc vào số lượng tấm pin hoặc số chuỗi tấm pin mà chúng ta sẽ lựa chọn hộp kết hợp có kích thước phù hợp.

    2. Dây cáp mở rộng MC4 là gì? Cách sử dụng chúng như thế nào?

    Bạn đừng quá lo lắng về cáp mở rộng MC4. Nếu bạn chưa bao giờ phải “động tay động chân” đến các kết nối pin mặt trời trước đây, thì chúng có thể khiến bạn hơi bối rối. Trước hết, dây cáp tương đối đắt tiền. Vì vậy, không ai muốn mua một đoạn dây cáp quá dài rất mắc tiền sau đó phải cắt bỏ đi (chắc chắn một điều là bạn không thể trả lại cửa hàng đoạn cáp thừa từ việc cắt bỏ). Do đó, chúng ta cần chắc chắn rằng phải hiểu đầy đủ cách chọn độ dài phù hợp và cách sử dụng chúng để kết nối các bảng pin của bạn với nhau.

    Dây cáp mở rộng MC4 có khái niệm rất giống với dây cáp điện. Giống như dây cáp điện nối dài, dây cáp mở rộng MC4 sẽ có một đầu cắm đực và một đầu dây cái. Chúng có sẵn các mức chiều dài tiêu chuẩn khác nhau từ 8 đến 100 feet.

    Chúng ta hãy quay trở lại ví dụ đầu tiên về việc nối hai mô-đun nối tiếp. Khi bạn đã kết nối 2 mô-đun nối tiếp, bạn cần sử dụng dây cáp MC4 để mang nguồn điện đó đến bất cứ nơi nào có thiết bị điện của bạn (thường là bộ ngắt mạch và bộ điều khiển sạc năng lượng mặt trời). Các hệ thống năng lượng mặt trời mini sử dụng 2 mô-đun thường được dùng cho xe dã ngoại (RV) hoặc thuyền, vì vậy bạn thường có thể sử dụng cáp mở rộng dẫn điện trực tiếp.

    Khi bạn sử dụng các tấm pin mặt trời trên mái nhà hoặc cabin, khoảng cách mà dây dẫn phải đi thường khá dài và sử dụng dây cáp sẽ có thể không còn thực tế nữa. Trong trường hợp này, cáp mở rộng được sử dụng để kết nối các tấm pin với hộp tổ hợp. Bằng cách đó, bạn có thể sử dụng hệ thống dây điện ít tốn kém hơn. Giả sử tổng chiều dài dây cần thiết để dẫn điện từ các tấm pin đến thiết bị điện của bạn là 20 feet. Lưu ý: Đây là giải đoạn mà phần lớn mọi người đều bắt đầu cảm thấy bối rối.

    Bạn chỉ cần một cáp mở rộng với chiều dài 50 feet sẽ phù hợp nhất cho trường hợp này. Hãy nhớ rằng 2 tấm pin mà bạn đã kết nối với nhau có một dây dẫn dương với đầu nối MC4 đực và một dây dẫn âm với đầu nối MC4 cái. Để di chuyển khoảng cách 20 feet đến thiết bị của bạn, bạn sẽ cần một dây 20 feet với đầu nối đực và dây 20 feet với đầu nối cái. Do đó, bằng cách mua cáp 50 feet và cắt làm đôi sẽ thích hợp nhất. Điều này sẽ cung cấp cho bạn một dây 25 feet với đầu nối đực và 25 feet với đầu nối cái.

    Đôi khi việc cắt cáp làm đôi cũng có thể không phải là giải pháp tốt nhất. Tùy thuộc vào vị trí của hộp tổ hợp, có thể có một khoảng cách xa hơn từ một bên của chuỗi tấm pin đến hộp tổ hợp so với bên còn lại. Trong trường hợp này, bạn sẽ phải đo đạc và cắt cáp với tỷ lệ phù hợp, sơ đồ dưới đây sẽ mô phỏng cho bạn thấy một ví dụ về trường hợp này:

    Cách nối cáp MC4

    2.1. Ngắt kết nối MC4

    Đây là một công cụ ngắt kết nối MC4. Nếu vì lý do nào đó bạn cần ngắt kết nối cáp MC4, bạn sẽ cần đến thiết bị này. Bạn phải chèn hai điểm mở rộng ở cuối thiết bị vào bên cạnh đầu nối MC4 cái. Điều này nhả ra cơ chế khóa trên đầu nối đực và cho phép hai đầu nối tách ra.

    Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về đầu nối MC4, đầu nối đa chức năng, dây cáp mở rộng hoặc hộp tổ hợp, vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách gọi điện trực tiếp hoặc gửi email qua mail atech.salespart@gmail.com . Một trong những chuyên gia kỹ thuật của chúng tôi sẽ sẵn lòng tư vấn cho bạn.

    2.2. Thông số kỹ thuật của đầu nối MC4

    • Nhà sản xuất: Tập đoàn World Sunlight
    • Cường độ dòng điện ở mức công suất tối đa (Imp) là 30A.
    • Điện áp tối đa là 1.000V.
    • Phạm vi nhiệt độ định mức là: –40°C đến +90°C.

    Lưu ý: Không cắt các đầu nối MC4 khỏi các tấm pin năng lượng . Điều này là cấm trong chế độ bảo hành của hầu hết các nhà sản xuất.

    Bạn muốn mua linh kiện lắp đặt, vui lòng liên hệ với chúng tôi để có giá tốt: 0946 821 286

    > Có thể bạn muốn biết?

    Read more...
    Atech ngay sau khi hà Nội ban hành những ưu đãi cho người dân Hà Nội khi lwps đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời trên mái nhà

    Tình hình ATECH sau khi Hà Nội công bố ưu đãi khi lắp điện mặt trời trên mái nhà

    1. Nhiều ưu đãi khi lắp điện mặt trời trên mái nhà tại Hà Nội

    Trước khi dự án khuyến khích người dân lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời tại TP.Hồ Chí Minh được triển khai thì TP.Hà Nội cũng đã được chủ chương thông qua chinh sách như trên, 03/2020 Tổng công ty Điện lực Hà Nội (EVNHANOI) đã đề xuất triển khai.

    Hiện nay, khi mô hình kinh tế truyền thống vốn phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch đang dần hủy hoại môi trường, làm suy thoái các nguồn tài nguyên và gây ra hiệu quả nghiêm trọng thì việc sử dụng các sản phẩm công nghệ xanh, trong đó có hệ thống pin năng lượng mặt trời trên mái nhà là một trong các giải pháp đang được Tổng Công ty Điện lực Hà Nội (EVNHANOI) đẩy mạnh triển khai thực hiện.

    Với lợi thế là quốc gia có tiềm năng phát triển điện mặt trời với tổng số giờ nắng trong năm là 1.400 – 3.000 giờ, thì việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà là một trong những giải pháp không những giúp các gia đình, doanh nghiệp giảm đáng kể chi phí tiền điện mà còn giúp giảm áp lực cung ứng điện cho ngành Điện, đặc biệt là vào mùa nắng nóng.

    atech - điện mặt trời trên mái nhà

    Hệ thống điện mặt trời trên mái nhà tại Hà Nội.

    Bà Tô Lan Phương – Trưởng ban kinh doanh EVNHANOI cho biết: “Với người dân Thủ đô, việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà sẽ làm giảm sức nóng cho các tòa nhà, công sở, giảm chi phí tiền điện, đồng thời giảm công suất nguồn cho lưới điện Hà Nội khi hệ thống điện có sự cố ngắn hạn trong những ngày thời tiết nắng nóng cực đoan”..

    Khách hàng tại Hà Nội có nhu cầu lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà vui lòng liên hệ Hotline: 0946 821 286 (Nguồn: Năng lượng mặt trời)

    2. Người dân Hà Nội săn lùng đơn vị cung cấp và lắp đặt thiết bị điện năng lượng mặt trời

    Phản ứng của người dân sau khi nghe EVNHANOI đưa ra những chính sách ưu đãi khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà là đi timg kiếm những đơn vị cung cấp hệ thống điện năng lượng mặt trời uy tín tại Hà Nội

    Công ty Atech cũng được khách hàng tìm đến và tin tưởng giao cho lắp đặt các dự án điện mặt trời cho các hộ gia đình tại: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Nghệ An,…

    Ngoài ra Atech cũng nhận phân phối thiết bị điện năng lượng mặt trời trên toàn quốc. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ Hotline: 0946 821 285

    > Có thể bạn muốn biết?

    Read more...

    TP.HCM khuyến khích dùng điện mặt trời, người dân đổ dồn đi tìm kiếm đơn vị cung cấp thiết bị điện năng lượng mặt trời

    Nhiều ưu đãi khi lắp điện mặt trời trên mái nhà ở TP. Hồ Chí Minh, người dân đổ dồn đi tìm địa chỉ cung cấp thiết bị điện năng lượng mặt trời uy tín

    Ngày 12/5/2020, Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển điện mặt trời với các nhà cung cấp là Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Năng lượng Mặt Trời Bách Khoa, Công ty Cổ phần VES và Công ty Cổ phần Năng lượng TTC.

    1.Cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam

                               Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển điện mặt trời trên mái nhà tại TP. Hồ Chí Minh.

    Theo đó, các nhà cung cấp sẽ thực hiện nhiều chương trình ưu đãi cho khách hàng tại TP. Hồ Chí Minh khi lắp đặt và sử dụng điện mặt trời trên mái nhà.

    EVNHCM sẽ phối hợp với các nhà cung cấp triển khai các hoạt động thiết thực để khuyến khích người dân và doanh nghiệp quan tâm sử dụng điện mặt trời.

    Tổng công ty mong muốn thông qua các chương trình ưu đãi này sẽ có nhiều người dân và doanh nghiệp được sử dụng nguồn điện xanh và sạch với chi phí hợp lý. Qua đó, góp phần tiết kiệm chi phí tiền điện phải trả, đồng thời góp phần xây dựng thành phố thực sự là đô thị thông minh, có môi trường sống xanh – sạch – đẹp.

    EVNHCMC sẽ hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong việc hòa lưới và mua bán điện mặt trời.

    Phát biểu tại lễ ký kết, ông Bùi Trung Kiên – Phó Tổng Giám đốc EVNHCMC cho biết, TP. Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm đô thị phát triển với mật độ dân số và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Nhu cầu tiêu thụ điện của các nhóm hộ gia đình, thương mại và công nghiệp cao hơn so với các thành phố khác của Việt Nam. Trong khi đó, tiềm năng phát triển và ứng dụng năng lượng mặt trời rất lớn, đặc biệt là điện mặt trời trên mái nhà.

    Việc ưu tiên sử dụng năng lượng tiết kiệm – hiệu quả và đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo sẽ giúp các hộ gia đình giảm chi phí tiền điện, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ khí hậu và sức khỏe cộng đồng.

    Một trong những giải pháp tối ưu nhất hiện nay là tự cung cấp điện một phần bằng nguồn năng lượng mặt trời (hay còn gọi là điện mặt trời), giải pháp này đang nhận được nhiều sự quan tâm và đang là xu hướng phát triển của thế giới.

    Để tiếp tục vận động người dân, doanh nghiệp sử dụng điện mặt trời trên mái nhà, EVNHCMC sẽ phối hợp các nhà cung cấp điện mặt trời để triển khai các chương trình ưu đãi khi lắp đặt điện mặt trời trên trên địa bàn TP. Hổ Chí Minh (Nguồn: Năng lượng Việt Nam)

    2. Nhà cung cấp thiết bị điện năng lượng mặt trời uy tín nhất hiện nay

    Với tiền đề nêu trên, khi TP.Hồ Chí Minh khuyến khích người dân sử dụng nhiều hơn nguồn điện năng lượng mặt trời xanh và sạch thì mối quan tâm của người tiêu dùng là tìm kiếm những cơ sở phân phối thiết bị điện năng lượng mặt trời uy tín nhất,

    Hiện nay, Công ty TNHH Thiết bị và Xây lắp ATECH tự hào là một doanh nghiệp đi đầu về cung cấp phân phối thiết bị điện năng lượng mặt trời trên toàn quốc. Được biết là doanh nghiệp lớn có hệ thống đại lý trải dài từ Bắc vào Nam, ATECH vẫn luôn nỗ lực và mở rộng nhiều hơn nữa các địa lý với chính sách cạnh tranh nhất.

    danh mục sản phẩm

    Để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ Hotline: 0946 821 286. Xin chân thành cảm ơn!

    > Có thể bạn muốn biết?

     

    Read more...
    banner atech

    Atech và tiềm năng khai thác năng lượng mặt trời tại Hồ Chí Minh

    1.Điện mặt trời: Đầu tư sớm sinh lời nhanh – ATECH

    ENV (Tổng công ty điện lực Việt Nam) khuyến khích người dân đầu tư điện mặt trời hòa lưới

    Trong những năm gần đây, việc khai thác và sử dụng điện năng lượng mặt trời bất ngờ lan rộng và phổ biến hơn trước. Song song với nó là tình trạng thiếu điện nghiêm trọng do không đủ nguồn cung từ Tổng Công ty Điện Lực (EVN). Vì vậy, EVN đang liên tục triển khai tuyên truyền, vận động khách hàng sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn điện cho sinh hoạt và sản xuất. Đồng thời khuyến khích người dân lắp đặt điện năng lượng mặt trời nối lưới. Tổng công ty còn phổ cập cho người dân về quy trình lắp đặt cũng như yêu cầu kỹ thuật để nối lưới vào hệ thống lưới điện của tổng công ty.

    Về phía các doanh nghiệp tại TPHCM, EVN còn kiến nghị cho thành phố chỉ đạo lên các khu chế xuất và khu công nghiệp, đơn vị thụ hưởng ngân sách Nhà nước, ban quản lý khu công nghệ cao vận động các đơn vị, trường học, bệnh viện, các cơ quan hành chính sự nghiệp,… chủ động lắp đặt hệ thống điện mặt trời hòa lưới tại đơn vị.

    Đầu tư hệ thống điện năng lượng mặt trời sớm khả năng sinh lời rất cao

    Tính đến năm 2019, EVN đã xây dựng hoàn chỉnh các tiêu chuẩn kỹ thuật để đánh giá các thiết bị trong hệ thống, kiểm tra miễn phí cho người dân và lắp đặt công tơ hai chiều để tính hóa đơn tiền điện. Bộ Công thương và Bộ Tài chính cũng đã chính thức ban hành các văn bản hướng dẫn và quy định về thuế GTGT và phát hành hóa đơn điện trong việc sử dụng điện năng lượng mặt trời hòa lưới trên của người dân và doanh nghiệp tư nhân. Hiện nay, theo Thông tư 05/2019/TT-BCT ngày 11/03/2019, giá ngành điện mua lại điện mặt trời từ người dân trong năm 2019 là 2.134 đồng/kWh. Với mức giá này, trung bình chủ đầu tư sẽ thu hồi lại vốn sau từ 8 đến 10 năm. Sau khoảng thời gian đó, chủ đầu tư hoàn toàn được hưởng lợi vì tuổi thọ của hệ thống pin rất bền từ 25 – 30 năm.

    2. Tiềm năng khai thác năng lượng mặt trời tại TPHCM

    Chỉ riêng khu vực Nam Bộ, vào năm 2018 Ngân hàng Thế giới (WB) đã thực hiện khảo sát cho thấy tiềm năng điện mặt trời áp mái ở khu vực này ước tính đạt 6.700MW.

    Từ mùa khô năm 2018 đến nay, Việt Nam liên tiếp gặp phải những đợt nắng nóng kỷ lục, đặc biệt là khu vực Nam bộ. Vì vậy, nhu cầu sử dụng điện cho sinh hoạt và sản xuất kinh doanh tăng cao, đồng thời lại là cơ hội vàng để khai thác năng lượng mặt trời hiệu quả nhất. Ngoài phương án sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả thì xu hướng của thế giới hiện tại là tự cung cấp điện nhờ vào đầu tư nguồn năng lượng mặt trời. Nguồn điện từ mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo, hoàn toàn không gây hại với môi trường và không bị cạn kiệt như than đá hay dầu mỏ sử dụng trong nhiệt điện.

    Tiềm năng thu điện mặt trời ở Thành Phố Hồ Chí Minh là rất lớn, nhiều hộ gia đình, doanh nghiệp đã bắt đầu lắp đặt riêng cho mình hệ thống điện năng lượng mặt trời

    Theo tính toán của chuyên gia, bình quân cứ 8m² trần phẳng sinh ra 1kWp, với mỗi kWp này, hệ thống có thể tạo ra được lượng điện năng từ 4 – 5kWh mỗi ngày. Hộ dân có sử dụng điều hòa thì trung bình tiêu thụ khoảng hơn 1 triệu đồng/tháng, tức 500kWh, hệ thống pin năng lượng mặt trời phù hợp với hộ này là vào khoảng 4kWp. Chi phí đầu tư điện mặt trời hiện nay khoảng từ 22 – 30 triệu đồng/1kWp, vì vậy hộ này cần đầu tư hệ thống với giá khoảng 88 – 120 triệu đồng và diện tích mái phẳng đón nắng trực tiếp tối thiểu là 32m². Giá cả trên thị trường còn tùy thuộc vào nhà cung cấp, còn công suất cho mỗi gia đình cần được đo đạc trực tiếp và tính toán hợp lý, với một hộ gia đình sinh hoạt bình thường, công suất lắp đặt từ 2 – 5kWp là khá phù hợp và phổ biến.

    • Xem thêm thiết bị điện năng lượng mặt trời TẠI ĐÂY

    3. Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống

    Ưu điểm của điện mặt trời mang lại rất nhiều lợi ích cho cá nhân và xã hội. Nó giúp tiết kiệm chi phí tiền điện, còn có thể tạo ra doanh thu do bán phần điện dư không sử dụng hết cho ngành điện, góp phần giải quyết tình trạng thiếu điện hiện nay. Hệ thống hoàn toàn tự động không tốn thêm chi phí vận hành mà vẫn an toàn, tuổi thọ cao trong khi chi phí bảo trì thấp. Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo, xanh – sạch – vô hạn, trong quá trình sản xuất, truyền tải không gây ra tiếng ồn và khói bụi, vì vậy sử dụng điện mặt trời là thân thiện với môi trường.

    Tuy nhiên, nó cũng có những nhược điểm là cần thỏa nhiều điều kiện mới có thể đầu tư: cần không gian mái nhà đủ lớn, cao và không bị che khuất, khí hậu tại khu vực phải đảm bảo số giờ nắng cao. Chi phí đầu tư ban đầu cho một hệ thống khá lớn; hiệu quả của hệ thống đạt hiệu suất cao hay không phụ thuộc vào thời tiết, cây cối xung quanh và vị trí của các tòa nhà cao cũng gây ảnh hưởng.

    4. Atech và Tình hình khai thác hiện nay tại TPHCM

    Nhu cầu lắp đặt hệ thống khai thác năng lượng mặt trời của người dân TPHCM đang tăng mạnh hơn 3 lần so với năm trước dù mỗi hệ thống điện năng lượng mặt trời có giá trị khá lớn, lên đến vài trăm triệu đồng. Nhiều hộ dân còn đầu tư để bán điện, lắp đặt hệ thống công suất lớn để dư bán ngược lại cho ngành điện.

    Hiện nay đã có hơn 3000 hộ gia đình và doanh nghiệp tư nhân trên toàn quốc đã lắp đặt hệ thống điện mặt trời, chủ yếu tập trung ở các tỉnh miền Nam đặc biệt là TP.HCM, tính riêng miền Nam đã hơn 1400 hộ. Công suất đã tải lên lưới của toàn bộ các nhà đầu tư này đạt hơn 40MW, dự tính đạt 100MW vào cuối năm 2019, là con số rất nhỏ so với tiềm năng 6.700MW có thể khai thác.

    Hiện nay, trên thị trường có nhiều đơn vị lớn nhỏ cung cấp các thiết bị và giải pháp điện năng lượng mặt trời. Atech tự hào là doanh nghiệp cung cấp các thiết bị điện năng lượng mặt trời uy tín, đại diện cho các thương hiệu nổi tiếng trên toàn quốc tại Việt Nam như Sungrow, JA Solar, Shunfeng, Yingli Green. Ngoài ra, Atech còn là đại lý phân phối độc quyền tại Việt Nam của tập đoàn WorldSunlight về thiết bị điện năng lượng mặt trời như: Cáp điện DC, công tắc cánh ly, jack kết nối MC4,… Vì vậy, chúng tôi luôn cung cấp sản phẩm với giá cả cạnh tranh hàng đầu cùng với chất lượng đảm bảo không qua bất cứ trung gian nào. Để biết thêm thông tin chi tiết về chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ HOTLINE: 0946 821 286.

    > Có thể bạn muốn biết?

    Logo Atech

    ——

    Công ty TNHH Thiết Bị và Xây Lắp ATECH

    Website: https://thietbiatech.com/

    Hotline: 0946 821 286 – 0946 586 000

    Email: atech.salespart@gmail.com

    Địa chỉ: số 8 liền kề 23, KĐT Văn Khê, La Khê, Hà Đông

    Read more...